Những tiêu chí cần có để giữ quan hệ gia đình êm ấm

Những tiêu chí cần có để giữ quan hệ gia đình êm ấm

Cuộc sống gia đình lâu dài, hạnh phúc là mong ước của hầu hết các cặp đôi sau khi kết hôn. Bất kỳ ai cũng đều mong muốn có một gia đình luôn được ấm no, hòa thuận. Tuy nhiên mong ước này không phải dễ dàng có được, nhiều khi hôn nhân giữa đường đứt gánh vì những lý do không ai ngờ tới. Vậy làm sao để xây dựng được một gia đình hạnh phúc? Những tiêu chí nào cần có để gìn giữ được quan hệ gia đình êm ấm? Theo dõi bài viết dưới đây của zax để có câu trả lời nhé. Những yếu tố này sẽ giúp bạn duy trì một cuộc hôn nhân bền lâu.

Mỗi người sẽ đặt ra cho mình những tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc riêng. Có người cho rằng gia đình sẽ hạnh phúc chỉ khi đầy đủ điều kiện về kinh tế. Có người lại chỉ mong các thành viên trong gia đình luôn sống hòa thuận đoàn kết, yêu thương nhau là đủ. Quan điểm khác nhau dẫn đến mỗi người có những quan điểm xây dựng gia đình êm ấm khác nhau. Nhưng nhìn chung một gia đình hạnh phúc luôn tồn tại các yếu tố như: Tài chính vững mạnh, có sự chia sẻ, cảm thông, tôn trọng…

Gia đình hạnh phúc khi kinh tế vững chắc

Bạn có thể phản đối bởi yếu tố đầu tiên mang đầy tính vật chất này. Nhưng số liệu thống kê từ nhiều nghiên cứu cho thấy, 60% các cặp vợ chồng dễ cãi vã và bất hòa về vấn đề tiền bạc trong gia đình. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc bền vững, vợ chồng cần sử dụng tiền một cách khôn ngoan và tiết kiệm. Nếu tài chính vững mạnh, các thành viên trong gia đình sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên, được học tập và phát triển bản thân ở những môi trường tốt nhất.

Tài chính gia đình vững chắc

Do đó, lời khuyên cho các cặp vợ chồng là:

  • Nên có phương án tích lũy ngay khi mới kết hôn
  • Lên kế hoạch chi tiêu đầu tư cho các khoản như mua nhà, sinh con, giáo dục, …
  • Gia đình nên có các gói bảo hiểm để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

Thấu hiểu và quan tâm lẫn nhau

Trong một gia đình, nếu cha mẹ hiểu nhau và tôn trọng lẫn nhau, con cái sẽ học được cách cư xử tốt từ cha mẹ. Kết quả là, những đứa trẻ sẽ lớn lên để thực hành hành vi tương tự trong môi trường xung quanh như ở trường, giữa bạn bè và trong cộng đồng. Để làm được điều này, cha mẹ và con cái nên:

  • Dành thời gian trò chuyện với nhau trong ngày
  • Chia sẻ những khó khăn mình gặp phải để các thành viên trong gia đình cùng tìm cách giải quyết
  • Lên kế hoạch để tạo ra các hoạt động gắn kết thành viên trong gia đình. Như đi tập thể dục, đi du lịch, đi chơi cùng nhau, …

Quan tâm chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Cha mẹ thường mải mê với công việc mà chưa dành thời gian quan tâm đến các con. Điều đó dễ dẫn đến việc các bé dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng… Vì vậy, hãy sắp xếp công việc để dành thời gian nhiều hơn nói chuyện, tâm sự với các thành viên trong gia đình để mọi người đều cảm được quan tâm, được chia sẻ khi trở về nhà. Những bữa ăn tối, những buổi đi thể dục cùng nhau hay một chuyến du lịch gia đình… Sẽ giúp mọi người thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.

Ngôn ngữ tích cực, luôn khuyến khích nhau

Giao tiếp tích cực giữa cha mẹ và con cái là yếu tố cần thiết để xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Mỗi thành viên trong gia đình chúng ta đều có điểm yếu và điểm mạnh. Vì vậy điều quan trọng là cha mẹ cần khuyến khích các thành viên phát huy điểm mạnh và tìm cách khắc phục điểm yếu thông qua trò chuyện cởi mở, chia sẻ.

Gia đình luôn động viên nhau

Nói chuyện lịch sự với các thành viên trong gia đình cũng là một cách tốt để khuyến khích giao tiếp cởi mở. Kết quả là, con bạn sẽ nói chuyện lịch sự với mọi người xung quanh. Ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa quên được.

Sẵn sàng bao dung, tha thứ

Chúng ta đều là con người nên đôi khi chúng ta sẽ phạm sai lầm. Khi điều này xảy ra, trước tiên chúng ta cần làm cho người bạn đời hoặc con cái của mình nhận ra lỗi lầm để họ hiểu và không lặp lại chúng. Nếu một sai lầm bị lặp đi lặp lại, chúng ta sẽ bắt đầu mất niềm tin vào người khác. Điều này không giúp tạo ra một môi trường gia đình hạnh phúc.

Vì vậy, trước tiên, hãy xây dựng sự tin tưởng giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Tập tha thứ cho những lỗi nhỏ, đặc biệt là khi nó không ảnh hưởng đến gia đình. Bằng cách này, cha mẹ là tấm gương tốt nhất để dạy con về sự tha thứ và điều gì mới thực sự là quan trọng trong một gia đình.

Cùng nhau giúp đỡ công việc nhà

Phụ giúp việc nhà

Trong một gia đình, công việc nhà nên được san sẻ giữa vợ chồng và con cái. Tùy theo sức, tuổi tác, trách nhiệm và khả năng của từng thành viên. Không nhất thiết phải tách bạch rằng chỉ có việc này là của vợ, việc kia là của chồng. Thay vào đó, vợ chồng cùng làm việc và chia sẻ gánh nặng. Cho dù đó là công việc gia đình hay nấu ăn, dạy con học, sửa chữa nhà cửa,… Khi cha mẹ làm được điều này thì đây chính là ví dụ tốt nhất cho để các con thấy rằng mọi thành viên trong gia đình có sự san sẻ, gánh vác trách nhiệm cùng nhau.

Nguồn: Vn.theasianparent.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *