Mùa lạnh cần chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng
Chủ đề chăm sóc trẻ sơ sinh; luôn là vấn đề đáng bận tậm; với các mẹ, ở bài viết này zax sẽ hướng dẫn bạn; cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông, và trẻ em là một trong những đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt nhất; để đảm bảo sức khỏe, giúp cha mẹ; có kiến thức chăm con khoa học, giúp bé khỏe mạnh, bước qua những ngày lạnh; khi mùa đông đang đến gần. Vào mùa đông các mẹ cần có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh; điều đặc biệt quan trọng; bởi với thời tiết lạnh trẻ dễ bị ốm, dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trẻ sơ sinh với sức đề kháng còn yếu ớt, nếu cha mẹ chủ quan trong việc chăm sóc bé, bé sẽ dễ bị mắc một số bệnh như viêm phế quản, sổ mũi dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa…. zax mong cha mẹ sẽ chú ý các vấn đề sau, mẹ càng làm tốt bé càng khỏe mạnh, tránh tối đa khả năng bé bị ốm trong những ngày lạnh.
Mục lục
Ủ ấm quá mức cho trẻ
Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ, vì sợ con lạnh, không đủ ấm nên mặc cho con quá nhiều quần áo. Bạn nên nhớ, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng; hoặc lạnh nhanh hơn do mồ hôi trộm, hay với trẻ hay chạy nhảy, chơi đùa mồ hôi toát ra, nhất là những ngày trời nồm. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.
Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ. Tốt nhất; là nên có một áo khoác dày bên ngoài. Đêm ngủ nên kiểm tra lưng cho trẻ, nếu thấy trẻ toát mồ hôi; thì hãy nhanh chóng dùng khăn lau để tránh nhiễm lạnh. Tốt nhất nên để trẻ ở những nơi thoáng, có sự đối lưu không khí.
Lạm dụng thiết bị sưởi
Sưởi ấm cho con; bằng điều hòa là thiết bị an toàn nhất; cho trẻ nhỏ trong ngày lạnh. Nhưng việc để nhiệt độ cao, chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời sẽ khiến không khí trong phòng bí, ngạt, khó thở và khô da. Theo các chuyên gia, nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ là khoảng 25-28oC. Ngoài ra, có thể dùng máy sưởi, quạt sưởi nhưng tuyệt đối không được dùng bếp than tổ ong để làm ấm phòng của cả trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra, khi sử dụng cách sưởi ấm bằng bếp than, củi, cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng. Không ít các tai nạn đáng tiếc xảy ra mà người tử vong hầu hết là trẻ nhỏ.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc
Các bậc phụ huynh; nên chú ý một điều đặc biệt là không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh; khi trẻ có hiện tượng ho hay sốt. Theo các bác sĩ, cảm cúm, lạnh là triệu chứng thường gặp, không quá đáng lo ngại và có thể khỏi trong vòng một tuần. Khi trẻ có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi… tuyệt đối không dùng kháng sinh. Phải có sự tư vấn của bác sĩ; trước khi cho con uống bất cứ loại thuốc nào.
Bạn nên chú ý; đến nhiệt độ và độ ẩm trong nhà, đồng thời phải đảm bảo không khí luôn trong lành và được làm mới liên tục. Không khí trong lành đóng vai trò rất quan trọng; cho sức khỏe của bà mẹ và các em bé sơ sinh. Vì thế, hàng ngày bạn nên mở cửa sổ; trong khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông, tránh ô nhiễm.
Tắm nước quá nóng
Một vấn đề rất được các bà mẹ quan tâm; và gây nên không ít băn khoăn là việc tắm cho bé trong mùa đông có nên tiến hành hàng ngày không? Trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn; nên bố mẹ thấy nước đủ ấm thì trẻ có thể cảm thấy bỏng rát và lần sau sẽ sợ không dám tắm. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33oC đến 36oC. Nên dùng cổ tay, khuỷu tay hoặc nhiệt kế để pha nước tắm thích hợp cho trẻ. Lưu ý để phòng kín gió, chuẩn bị thêm quạt sưởi, máy sưởi nếu cần thiết. Chỉ nên cho trẻ tắm trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh.
Nếu có thể làm ấm quần áo của bé trước khi mặc là tốt nhất. Ngoài ra, trước khi tắm bạn có thể massage nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập vận động thụ động để làm nóng người bé. Massage và các bài tập này nên tiến hành hàng ngày và không chỉ trước lúc tắm.
Đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé
Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp luôn được xem là yếu tố vô cùng quan trong trọng việc giúp trẻ có một sức khỏe tốt, bảo vệ khỏi các loại bệnh. Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch của trẻ cũng như các dưỡng chất thiết yếu để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Để đối phó với nền nhiệt độ hạ thấp trong những ngày tới, ngoài việc giữ ấm cơ thể việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là điều quan trọng. Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Các gia vị như hành, tỏi, gừng, quế… giúp giữ ấm rất tốt, giải cảm, ấm bụng, kích thích tiêu hóa.
Cần cho trẻ ăn uống hợp lý, đủ chất cũng giúp trẻ luôn cảm thấy khỏe mạnh, da của bé cũng bớt căng hơn, có thể cho bé ăn các loại cháo, súp hay canh có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn chiên, rán hay ăn đồ ăn khô khiến trẻ bị thiếu nước hay bé luôn có cảm giác háo nước, có thể ăn các loại thực phẩm như thịt gà, các loại thịt đỏ, hải sản để bé có thêm sức đề kháng.
Lưu ý giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng
Hàng tháng các bà mẹ nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, không để trẻ bị trì hoãn vì như vậy làm mất cơ hội tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Trẻ không được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đúng lịch sẽ có khoảng trống thời gian nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không có miễn dịch bảo vệ như bệnh ho gà, sởi, bạch hầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản…
Các chuyên gia khuyến cáo, lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng phải trẻ phải được giữ ấm đúng cách, đi tất đảm bảo chân, tay trẻ đủ ấm, không để trẻ bị gió lùa để trẻ không bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp trời mưa phải đảm bảo trẻ không bị thấm nước mưa nhưng cũng không đùm trẻ quá kín bằng áo mưa, vải nilon dẫn đến không thoát được mồ hôi hoặc thiếu khí thở, đây là nguyên nhân trẻ dễ bị ngạt hoặc viêm phổi.
Đối với trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản phổi, nguyên nhân do vi rút hoặc vi khuẩn, đây là bệnh rất nguy hiểm dễ dẫn đến biến chứng nặng và gây tử vong.
Nguồn: thethaovietnam.vn