Chăm sóc con từ trong bụng mẹ

Người Đức quan niệm, mỗi đứa trẻ đều có ưu-nhược điểm khác nhau và hoàn hảo theo cách riêng của chúng. Bởi thế, nếu con có chậm phát triển hơn so với bạn bè đồng lứa về một hành vi nào đó, cha mẹ cũng không bao giờ so sánh và khiến con cảm thấy nhụt chí, tự ti.

Kiêng ăn mừng trong thời gian mang thai. Trái với truyền thống của nhiều nước phương Tây, người Đức tin rằng tổ chức ăn mừng và tặng quà trước khi em bé chào đời là không may mắn. Đổi lại, người thân và bạn bè của bố mẹ em bé có thể ăn mừng và tặng quà cho bé vào lúc bé ra đời hoặc khi cả hai mẹ con xuất viện về nhà. Thông thường, quà tặng không có nhiều tính vật chất lắm mà quan trọng là thể hiện tình cảm và sự quan tâm của người thân và bạn bè đối với thành viên mới của gia đình.

Chăm sóc y tế và chế độ nghỉ thai sản

Luôn có các bác sĩ sản khoa sẵn sàng chăm sóc cho bà bầu nhưng ở Đức, người ta thường “ưu ái” nữ hộ sinh hơn. Các nữ hộ sinh thường xuyên đảm nhiệm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà bầu trước và sau khi sinh. Sự chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần cho bà bầu cũng như thai nhi là hình thức phát triển rộng rãi ở Đức.

Về chế độ nghỉ thai sản, người phụ nữ có thể được nghỉ phép ngay sau khi thông báo với nơi làm việc. Tiền phụ cấp thai sản được ứng trước khi sinh nở và sau khi em bé ra đời. Trong thực tế, các bà bầu còn không được phép trở lại làm việc quá sớm sau khi sinh, ít nhất phải đợi đến khi con được 2 tháng tuổi. Luật pháp Đức cũng quy định bà bầu có thể nghỉ đẻ 6 tuần trước thời điểm dự sinh và tận dụng nghỉ phép không lương 3 năm để tập trung vào việc chăm sóc con cái. Bà bầu ở Đức không được phép đi làm quá sớm sau khi sinh con.

 Chăm sóc khi con chào đời

Đặt tên cho con. Một thói quen phổ biến của người Đức; trong việc đặt tên con theo tên của những người thân có vai vế cao hơn; bố mẹ của bé tính theo phả hệ như ông, bà, cụ… phụ thuộc vào thứ tự sinh của bé. Tuy nhiên, theo thời gian, truyền thống này dường như bị phai nhạt; phần nào dưới sức ảnh hưởng của những quan niệm hiện đại.

Một em bé mới sinh ở Đức sẽ có hai cái tên. Một là tên thánh, thường là tên gọi của một thành viên khác; trong gia đình vì như vậy sẽ mang lại may mắn. Cái tên thứ hai; là tên được sử dụng hàng ngày (tên tục) và em bé sẽ được gọi bằng tên này nhiều hơn.

mẹ bầu

Của hồi môn

Khi một bé gái được sinh ra, người thân trong gia đình có thể trồng một cái cây trong vườn nhà để kỷ niệm. Cái cây sẽ lớn lên trong sự tượng trưng cho đức hạnh của bé gái. Khi bé lớn lên và quyết định kết hôn, cái cây này sẽ được nhổ rễ và đem bán. Tiền bán cây được sử dụng như là của hồi môn của cô dâu trong ngày cưới.

Của hồi môn; là sự chuyển giao tài sản của cha mẹ, quà tặng hoặc tiền trong cuộc hôn nhân của con gái. Của hồi môn trái ngược với các khái niệm có liên quan của giá cô dâu và khi cưới chú rể tặng tài sản cho cô dâu. Trong khi giá cô dâu hoặc dịch vụ cô dâu là một khoản thanh toán của chú rể hoặc gia đình anh ta cho cha mẹ cô dâu, thì của hồi môn là của cải được chuyển từ gia đình cô dâu sang chú rể hoặc gia đình chú rể, rõ ràng là cho cô dâu. Mỗi bé gái ở Đức khi sinh ra đều được gia đình trồng cho một “cây hồi môn” tượng trưng trong vườn.

bé được mẹ hôn

Việc của con, con tự giải quyết

Trẻ em Đức; được tôn trọng như những cá thể độc lập; và có ý thức và các bé được đối xử; đúng với tinh thần như thế. Tất nhiên, các bé cũng đối xử với người lớn; cũng trên tinh thần tôn trọng như vậy. Không có sự bao bọc, nuông chiều, cung phụng hoặc hách dịch với trẻ em Đức.

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ con có thể cãi nhau, đánh nhau nhưng phải tự giải quyết lấy, người lớn sẽ không can thiệp ngay cả khi trẻ con về “mách”. Có thể nói, người Đức; đã nuôi dạy con cái của mình trong sự bình tĩnh và kỷ luật tự nhiên như thế.

Người Đức dạy con học các quy tắc

Phụ huynh Đức; không nói những lời sáo rỗng như: “Con phải tuân thủ kỷ luật của cha/mẹ” hay “Con phải nghe lời”… nhưng những nếp sống hàng ngày; trong gia đình sẽ giúp trẻ buộc phải học cách kiên nhẫn và kỷ luật. Ví dụ: Một người mẹ Đức sẵn sàng mua kẹo cho cô con gái đang độ tuổi mẫu giáo, nhưng cô bé sẽ không được phép ăn cho tới giờ ăn vặt; dù có phải đợi nhiều tiếng đồng hồ. Hoặc, khi trẻ tìm cách xen vào; câu chuyện của cha mẹ, cha/mẹ sẽ nói“chờ 2 phút con nhé, cha/mẹ đang nói chuyện chưa xong.” Cách nói của cha/mẹ vừa tế nhị, vừa cứng rắn sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng phải đợi tới lượt mình.

Qua bài viết tìm hiểu; cách chăm sóc con cái; từ trong bụng mẹ của người Đức; trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin thú vị nhất. Mỗi đất nước; sẽ chọn cho mình mỗi cách nuôi dạy con khác nhau; nhưng đều có mục đích chung là mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho con trẻ. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ; mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng zax để biết thêm thông tin nhé!

Nguồn: mecuti.vn