Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là một trong các loại cổ phiếu ưu đãi trên thị trường, khi nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ đông sở hữu chúng có quyền hoàn lại số cổ phần đó cho công ty phát hành bất cứ khi nào theo yêu cầu. Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại còn là công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp huy động vốn mà không phát sinh thêm quyền kiểm soát công ty.
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại trong nhiều trường hợp có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Điển hình như tập đoàn Petrolimex vào 7/2016 đã trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu ưu đãi hoàn lại mệnh giá 10.000 đồng và toàn bộ số cổ phiếu đó sau 02 tháng đã được hoàn lại cho doanh nghiệp và các cổ đông nhận được số tiền theo mệnh giá và được hưởng thêm lợi tức 600 đồng/cổ phiếu.
Lợi ích của các cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
Mang đặc điểm cơ bản của cổ phiếu ưu đãi nên cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có những lợi ích khiến cho nhiều nhà đầu tư mong muốn sở hữu và các công ty cũng lựa chọn phát hành loại cổ phiếu này để huy động vốn.
Đối với nhà đầu tư
- An toàn hơn cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi được xếp trước cổ phiếu phổ thông trong cơ cấu vốn của công ty. Vì vậy, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại được thanh toán trước cổ phiếu phổ thông.
- Hạn chế rủi ro. Cổ phần ưu đãi hoàn lại có thể được bán lại cho doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Không giống một số loại chứng khoán khác. Là không có ngày đáo hạn. Cổ đông có được chủ động lớn trong việc rút vốn. Đảm bảo sự an toàn nhất định trong quá trình đầu tư vốn của nhà đầu tư.
- Ít biến động thị trường. Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại thường được giao dịch quanh mệnh giá chuyển đổi được xác định bởi tổ chức phát hành. Điều này cung cấp cho nhà đầu tư một lựa chọn ít biến động thị trường. Hơn cổ phiếu phổ thông.
Đối với tổ chức phát hành
- Không phát sinh thêm quyền kiểm soát công ty. Giống với trái phiếu, các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp. Hay cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát.
- Công cụ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Là hình thức tài trợ vốn nên việc phát hành cổ phiếu ưu đãi hoàn lại. Thay vì phát hành các công cụ nợ (trái phiếu) sẽ giúp cho tỷ lệ nợ/vốn cổ phần thấp hơn. Trong trường hợp thị trường chứng khoán suy thoái. Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có thể được sử dụng để tài trợ cho doanh nghiệp. Cho đến khi thị trường hồi phục tạo điều kiện để có thể huy động vốn bằng các hình thức khác.
Điểm hạn chế của cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
Tuy nhiên ngoài những lợi ích thiết thực nêu trên, việc phát hành và sử dụng cổ phần ưu đãi hoàn lại vẫn còn nhiều hạn chế bởi nhiều nhà đầu tư và các tổ chức phát hành vẫn chưa biết nhiều về nó. Đối với các tổ chức phát hành, các vấn đề liên quan đến điều kiện phát hành cổ phần ưu đãi hoàn lại. Thủ tục phát hành,… vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể. Đó là một điểm hạn chế khiến nhiều doanh nghiệp vẫn còn e dè với loại hình cổ phiếu này. Còn với các cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ không có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp. Không được dự họp đại hội cổ đông hay là kiểm soát công ty như các cổ đông thường. Là một hình thức đầu tư chứng khoán an toàn, hiệu quả. Cổ phần ưu đãi hoàn lại giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội sinh lời. Cũng như huy động vốn cho doanh nghiệp.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại có được chuyển nhượng không
Theo quy định tại Điều 117 và Điều 118 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cổ đông ưu đãi hoàn lại có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi đã được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Như vậy, để chuyển nhượng được cổ phần ưu đãi hoàn lại. Thì phải căn cứ vào điều lệ công ty để xác định có bị hạn chế chuyển nhượng hay không.
Theo quy định tại Điều 126 Luật Doanh Nghiệp 2014 thì thủ tục chuyển nhượng cổ phần được tiến hành như sau:
– Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường. Hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp, chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Trong trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
Nguồn: Thebank.vn