Khái niệm cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?

Khái niệm cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Cổ phần là vốn đầu tư của công ty cổ phần. Vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần được bố trí thành các phần như nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần. Tổ chức và cá nhân đều có thể là cổ đông. Dựa theo loại cổ phần họ sở hữu nên có nhiều tên gọi khác nhau. Trong đó có Cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là gì? Là cổ phiếu có giá trị quyết định nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Giá trị biểu quyết của một cổ phần ưu đãi do điều lệ công ty quy định. Chỉ có cổ đông sáng lập và tổ chức được chính phủ công nhận. Được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi. Vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết là có giá trị gì? Khi nào nên mua cổ phần ưu đãi biểu quyết? Hãy cùng Zax tìm hiểu thêm về cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong những loại cổ phần ưu đãi của công ty cổ phần. Theo đó cổ đông nắm cổ phần này có quyền biểu quyết nhiều hơn. So với các cổ đông nắm cổ phần phổ thông khác. Khái niệm cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định tại khoản 1 điều 116 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết. Do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

thủ tục chuyển nhượng

Đặc điểm của cổ đông nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết

  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết
  • Có quyền của cổ đông phổ thông nhưng không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi đó cho người khác trừ trường hợp theo bản án, quyết định của toà hoặc thừa kế
  • Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
  • Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm. Kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
  • Khác với cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại (không được tham gia đại hội đồng cổ đông) cổ đông nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền tham gia và biểu quyết cao hơn so với cổ đông phổ thông

Nghĩa vụ khi nắm cổ phần ữu đãi biểu quyết

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Điểm c khoản 1 điều 111 luật doanh nghiệp 2020). Đối với trường hợp nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết. Thì quyền điều hành sẽ lớn hơn so với cổ đông thông thường nhưng trách nhiệm lại nhỏ hơn (tương đương với phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp). Do vậy để tránh quyền lợi này của cổ đông nắm giữ cổ phần việc ưu đãi biểu quyết. Chỉ có giá trị trong vòng 3 năm đầu từ khi công ty được cấp đăng ký kinh doanh.

Khi nào nên nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết

Trong một số trường hợp khi các cổ đông góp vốn mà để thành lập công ty cổ phần. Mà chưa thực sự tin tưởng đối phương có thể lựa chọn loại cổ phần ưu đãi biểu quyết. Với số vốn góp nhỏ nhưng quyền quyết định hoặc biểu quyết sẽ lớn (quyền lực trong công ty lớn). Để xem xét các thức điều hành của đại hội đồng cổ đông và ban quản lý công ty. Trong trường hợp cảm thấy không phù hợp có thể có mức trách nhiệm thấp nhất.

cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết có gì khác nhau

Những điểm khác nhau giữa cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết là:

Thứ nhất, số phiếu biểu quyết.

Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Trong khi đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định

Thứ hai, chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm sau khi thành lập. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Thứ ba, chuyển đổi cổ phần

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nhưng cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (Khoản 6 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014)

Nguồn: Azlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *