Hàng loạt kho giả thương hiệu trị giá hàng tỷ đồng bị triệt phá
Thời gian vừa qua lực lượng chức năng đã điều tra và triệt phá kho hàng giả thương hiệu nổi tiếng ở nhiều địa phương. Số lượng sản phẩm lên tới hàng trăm nghìn chiếc từ túi xách, dày dép cho tới quần áo, mỹ phẩm. Tất cả đều là hàng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng. Như các hãng Chanel, Herer, LV, Gucci, Nike, Adidas,…Đây là hiện trạng đáng báo động khi thị trường hàng giả hàng nhái đang hoạt động rất mạnh mẽ. Có thể còn có rất nhiều kho ổ khác đang kinh doanh nhiều mặt hàng giả khác nhau cơ quan chưa phát hiện ra. Nếu không sớm phát hiện và triệt phá hàng giả sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng và tổn thất tới những người kinh doanh chân chính.
Các kho hàng giả bị triệt phá nằm ở nhiều địa chỉ khác nhau từ nam ra bắc đều có. Trong đó gần đây nhất là vụ triệt phá kho ở Nam Định. Cơ quan chức năng ước tính có tới 20.000 – 30.000 sản phẩm hàng nhái. Và chủ yếu là túi xách của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới. Ước tính trị giá của kho hàng này có giá trị cao lên tới 6 tỷ đồng. Lực lượng chức năng đã phải sử dụng tới 10 xe trọng lượng 3,5 tấn mới có thể di chuyển hết số hàng vi phạm này.
Mục lục
Triệt phá kho hàng lậu giả thương hiệu cực lớn tại Nam Định
Sau gần 6 tháng trinh sát, hôm nay (17/3), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chỉ đạo Tổ 368 phối hợp với Cục QLTT Nam Định và PC 03, Công an tỉnh Nam Định. Ập vào kho tàng trữ hàng hóa giả thương hiệu Hermès, LV, Chanel,… Địa chỉ tại thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Kho hàng này rộng hơn 500m2 tàng trữ hàng chục nghìn các sản phẩm. Có rất nhiều loại hàng hóa giả thương hiệu nhưng chủ yếu là túi nhái thương hiệu Hermès, LV,… Đây là những hãng thời trang xa xỉ có trụ sở ở Paris, Pháp.
Tại thời điểm lực lượng chức năng ập đến kiểm tra. Chủ cơ sở kinh doanh đã không có bất cứ giấy tờ hợp pháp nào của hàng hóa được xuất trình. Bao gồm giấy chứng nhận kinh doanh, chứng từ hay hợp đồng mua bán nào . Vì thế không chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Thông tin từ đại diện cơ quan chức năng
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục – Tổ trưởng Tổ công tác 368 – Tổng cục QLTT. Cho hay phải rất vất vả để trinh sát và bắt giữ kho hàng này. Bởi đối tượng vi phạm chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán. Và dịch vụ chuyển phát để vận chuyển hàng hóa.
Hàng chục tài khoản với các tên gọi khác khau như The Queen Shop, Trang Anna (The Queen). Hay Dung Vũ (Boss The Queen), The Queen – Chuyên túi VIP. Và Dương Vũ Xuân, The Queen – Đại Dương – sỉ lẻ túi xách. Và kho túi xách – hàng Quảng Châu,… Tất cả được thay nhau sử dụng để né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Và đơn vị vận chuyển khi bị tố cáo, chặn tài khoản vì vi phạm.
Một thủ đoạn tinh vi phải kể đến trong vụ việc này là đối tượng sử dụng cửa hàng trung gian. Địa chỉ tại đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội để làm địa chỉ giới thiệu sản phẩm. Nhưng thực chất, cửa hàng này không hề chứa bất cứ sản phẩm nào. Toàn bộ hàng hóa được chứa trữ tại kho hàng tại địa chỉ thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. “Điều này đã gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát”. Ông Nguyễn Kỳ Minh chia sẻ.
Ước tính giá trị kho hàng lên tới hàng tỷ đồng
Theo ước tính, có tới 20.000-30.000 sản phẩm vi phạm được tàng trữ tại đây. Chủ yếu là túi xách nhái thương hiệu Hermès, LV, Chanel. Lực lượng chức năng phải dùng tới 10 xe 3,5 tấn. Mới có thể di chuyển hết số hàng hóa vi phạm tại kho hàng này. Ước tính giá trị của lô hàng vi phạm khoảng 6 tỷ đồng.
Theo đại diện chủ thể quyền Hermès, một chiếc túi Hermès chính hãng có giá từ 5.400 USD (khoảng 123 triệu đồng) tới 35.650 USD (khoảng hơn 800 triệu đồng). Tùy thuộc vào kiểu dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu da sẽ có mức giá khác nhau. Đặc biệt, có những sản phẩm giới hạn có giá hàng tỷ đồng. Tổ 368 Tổng cục QLTT đang phối hợp với các lực lượng chức năng tạm giữ. Và niêm phong toàn bộ số hàng hóa vi phạm để mở rộng điều tra, làm rõ từ đó xử lý theo quy định.
Triệt phá kho hàng giả tại Tp. HCM
Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục QLTT TP.HCM. Sáng 19/3 kiểm tra 3 cửa hàng kinh doanh quần áo, mỹ phẩm, giày dép không có số nhà. Cùng một chủ sở hữu nằm giữa số 421/18 và số 421/24 đường Sư Vạn Hạnh kéo dài, phường 12, Quận 10, TP.HCM.
Đoàn kiểm tra phát hiện và tạm giữ 2.006 đơn vị sản phẩm. Bao gồm gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép, túi xách. Tất cả đều không có hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa. Đặc biệt, một số sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như: Zara, Gucci, Chanel, Lacoste, Nike, Fila, Adidas,… Cơ quan chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.
Triệt phá cơ sở sản xuất hàng giả tại Hưng Yên
Cũng trong ngày 19/3, tại Hưng Yên, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hưng Yên phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế. Cùng Công an thành phố Hưng Yên kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng may mặc của bà Trần Thị Huyền (có địa chỉ tại thôn 1, xã Quảng Châu, TP. Hưng Yên). Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở này đang sản xuất sản phẩm áo phông, áo khoác. Các loại mang các nhãn hiệu Balenciaga, Louis Vuitton, Burberry, Gucci có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ. Bao gồm chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh theo quy định. Không xuất trình được hợp đồng gia công và hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đội QLTT số 1 đã ra quyết định tạm giữ 508 cái áo phông các loại. 45kg tem mác và 600kg nguyên phụ liệu cùng 8 máy móc các loại phục vụ việc sản xuất. Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh, làm rõ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Balenciaga, Louis Vuitton, Burberry, Gucci đang được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Nguồn: vietnamnet.vn