Các làng nghề ngoại thành Hà Nội quyết tâm vượt qua dịch
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và gây rất nhiều khó khăn tới thị trường kinh tế toàn thế giới. Việt Nam đang là quốc gia đi đầu trong công cuộc chống dịch với những thành quả đáng nể. Tuy nhiên, không ngoại lệ, nước ta cũng đã chịu không ít tác động của dịch Covid gây nên. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, làng nghề trong mùa dịch lao đao khó khăn không tìm ra hướng giải quyết. Thậm chí một số còn phải tuyên bố phá sản bởi không thể trụ vững qua mùa dịch
Tại các làng nghề trong mùa dịch của khu vực ngoại thành thủ đô Hà Nội cũng đang phải gồng mình lên. Lại vừa phải ổn định, duy trì sản xuất cho các lao động tại làng nghề. Họ quyết tâm thực hiện nhiệm vụ kém vừa tham gia phát triển kinh tế và phòng chống dịch tốt. Để thực hiện được điều đó thì cần phải có sự kết hợp của chính quyền địa phương cùng với nhân dân. Tại đây, các cấp, các ban ngành đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp tìm ra phương hướng tốt nhất. Nhờ sự nỗ lực, đồng lòng từ mọi phía mà tại các làng nghề vẫn ổn định sản xuất và đứng vững trong mùa dịch.
Mục lục
Các làng nghề trong mùa dịch luôn nâng cao ý thức phòng dịch
Tại điểm công nghiệp làng nghề xã La Phù
Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực điểm công nghiệp làng nghề xã La Phù (huyện Hoài Đức). Những ngày đầu tháng 3/2021, lưu lượng người và xe ô tô đến giao dịch bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Đến thăm cơ sở sản xuất bánh kẹo Hoàng Gia Hà Trung của ông Ngô Văn Lộc. Nhận thấy, chủ cơ sở và 25 công nhân đang miệt mài sản xuất trở lại, ổn định công việc.
Quá trình sản xuất, người lao động thực hiện đảm bảo đúng Thông điệp “5K” của Bộ Y tế… Ông Lộc chia sẻ, nếu người lao động nào không chấp hành sẽ bị nhắc nhở, thậm chí phạt tiền trừ vào lương. Cụ thể nội dung của thông điệp 5K như sau:
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc. Như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- Không tụ tập đông người.
- Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI. Cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn. Để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Tại điểm công nghiệp làng nghề xã Vạn Điểm
Người lao động ở làng nghề xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín ngay sau Tết đã trở lại. Họ miệt mài sản xuất nhưng không quên biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Tất cả đều hăng say tham gia sản xuất phát triển kinh tế. Nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong công tác chống dịch. Tất cả lao động tại làng nghề đề tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương. Tất cả đều chung tay nhằm đẩy lùi dịch bệnh nhanh tốt nhất.
Tại làng nghề xã Vạn Điểm (huyện Thường Tín) chuyên sản xuất đỗ gỗ mỹ nghệ. Dọc các tuyến đường điểm công nghiệp làng nghề lưu lượng người và xe ô tô ra vào tấp nập. Họ đang chở sản phẩm đồ gỗ đi tiêu thụ khá nhộn nhịp. Cùng với đó công tác phòng, chống dịch được các chủ cơ sở sản xuất và người lao động ở đây khá chú trọng. Tất cả mọi người đều chấp hành quy định đeo khẩu trang.
Tại cơ sở đồ gỗ Tân Huyền, ông chủ Đỗ Văn Tân chia sẻ: “Đã hơn một năm thực hiện “nhiệm vụ kép”. Vừa sản xuất kinh doanh, vừa phòng, chống dịch. Đến nay việc đeo khẩu trang đã trở thành thói quen với nhiều người lao động trong việc chấp hành phòng, chống dịch. Mọi người cũng ý thức thực hiện nghiêm việc sát khuẩn tay và đeo khẩu trang hàng ngày”.
Tại làng nghề xã Sơn Hà
Tại làng nghề xã Sơn Hà (huyện Phú Xuyên) chuyên may túi xách các loại. Bất kỳ ngõ, ngách nào ở thôn Thao Nội và Thao Ngoại của xã cũng thấy tiếng lách tách của kéo cắt vải, cắt da, tiếng máy khâu may túi xách thời trang. Tại nhà chị Nguyễn Thu Hương, cơ sở sản xuất này trước thường xuyên có hơn 20 lao động làm việc. Chia sẻ với phóng viên, chị bộc bạch: “Do tình hình dịch Covid-19 còn tiềm ẩn phức tạp. Mặt khác do chưa ký nhiều hợp đồng nên thời gian này tôi chỉ bố trí 15 lao động đi làm thôi. Quá trình làm việc, người lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện biện pháp phòng, chống dịch.
Các làng nghề trong mùa dịch ổn định dần sản xuất
Chủ tịch UBND xã La Phù Nguyễn Hữu Khoa cho biết, hiện xã có gần 500 DN, công ty, cơ sở sản xuất. Ngành nghề đa dạng như bánh kẹo, dệt kim đang giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương. Với mức thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng/người/tháng. Bất kỳ ai vào đây những ngày này đều thấy rõ hoạt động sản xuất của làng nghề xã La Phù đang ổn định trở lại khi dịch Covid-19 trong nước đang dần được kiểm soát song vẫn nóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại đây, những chuyến xe ô tô ra, vào xã chở hàng tỏa đi các địa phương trong nước đã nhộn nhịp trở lại.
Nói về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy khẳng định, là một trong những huyện có nhiều cụm, điểm công nghiệp và làng nghề, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, chính vì thế để DN, người dân thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa tích cực sản xuất, vừa đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19, UBND huyện cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác này trên địa bàn. Kết quả kiểm tra những ngày đầu năm 2021 cho thấy, các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đã trở lại làm việc bình thường, ổn định cuộc sống. Quá trình sản xuất, người lao động chấp hành thực hiện tốt việc phòng, chống dịch Covid-19.
Nguồn: kinhtedothi.vn