Cách thức chuyển nhượng cổ phần
Trong pháp luật điều kiện chuyển nhượng cổ phần đã được ban hành cách rõ ràng. Dù vậy thủ tục chuyển vốn cổ phần vẫn còn rất phức tạp. Vì cơ cấu ,tổ chức của các công ty có rất nhiều chức danh, và sự hạn chế chuyển nhượng đối với các cổ đông sáng lập. Mà vốn điều hành của công ty gồm nhiều loại cổ phần như cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần hoàn lại. Nếu bạn không biết gì về quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Zax sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
– Cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần như thế nào.
– Cách thức chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như thế nào.
– Trao đổi cổ phần trong công ty như thế nài.
Mục lục
Theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Chú ý: Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hạn chế này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Cho nên trong 03 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập công ty. Thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập còn lại. Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài. Thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cẩu các cổ đông còn lại. Hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.
Theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 108/2018/NĐ – CP
Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh. Chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán. Hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua. Sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty. Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.
Như vậy, qui định này đã có phần thay thế cho khoản 3 Điều 51 của Nghị định 78/2015/NĐ – CP. Khi đã giới hạn lại việc đăng kí thay đổi thông tin cổ đông tại Phòng đăng kí kinh doanh. Trong trường hợp các cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho nhau. Thì không phải thông báo với Sở kế hoạch đầu tư. Mà chỉ cần thực hiện chuyển nhượng nội bộ lưu lại văn phòng công ty. Và thay đổi thông tin cổ đông trong sổ cổ đông. Mục đích của nhà làm luật đặt ra quy định mới này. Nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trinh hoạt động kinh doanh. Giúp công ty tiết kiệm thời gian, công sức. Và tạo điều kiện để hoàn thành nhanh chóng các hoạt động nội bộ.
Thông qua giao dịch chứng khoán
Đây là một trong những cách chuyển nhượng cơ bản của công ty. Bất kỳ một cá nhân tổ chức nào cũng có thể có cơ hội mua được cổ phần của công ty. Việc chuyển nhượng sẽ thực hiện theo pháp luật chứng khoán. Trong thực tế, chúng ta có thể thấy được sự chuyển nhượng này thông qua việc chơi chứng khoán, mua bán chứng khoán tại các sàn giao dịch chứng khoán. Cũng có thể thực hiện các lệnh mua và bán chứng khoán thông qua Internet. Sau đó, các công ty chứng khoán sẽ chuyển chứng khoán vào tài khoản chứng khoán của người đã mua chứng khoán.
Những công việc cần làm
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần kết thúc sau khi tên của người được nhận chuyển nhượng được ghi trong Sổ đăng ký cổ đông. Tên của người chuyển nhượng không còn trong Sổ đăng ký cổ đông. Công ty cổ phần sẽ cấp cổ phiếu cho cổ đông mới. Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không cần phải làm thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập. Sau khi chuyển nhượng sẽ thực hiện việc kê khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân. Mỗi lần chuyển nhượng sẽ chịu thuế suất 0,1%.
Nguồn: Luatvietan.vn