Trong thế giới hiện đại ngày nay, người phụ nữ mang thai luôn chuẩn bị những kiến thức nền thật tốt để biết được mình nên làm những gì; hay mình cần bổ sung những gì trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của chính mình lẫn đứa con trong bụng. Song trên thực tế, khi chính thức bước vào thời gian thai kỳ; chắc chắn sẽ các chị em sẽ không tránh khỏi những quan niệm sai lầm khi nghe theo những lời mách bảo không đúng được truyền miệng từ người này sang người khác. Và đặc biệt là một số bà bầu có những quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống; cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe bản thân, làm ảnh hưởng tới sự nuôi dưỡng và phát triển của thai nhi trong bụng.
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thai kỳ khỏe mạnh của mẹ. Thế nên trước khi xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đúng đắn; mẹ nên hiểu rõ những sai lầm thường gặp được liệt kê dưới bài viết sau đây:
Kiêng ăn khi ốm nghén
Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Có mẹ ốm nghén nhẹ nhưng cũng có mẹ cảm thấy rất mệt mỏi. Nên nhiều mẹ sẽ kiêng ăn uống vì đụng đồ ăn có mùi nặng; mùi tanh hay những món mẹ không thích thì rất sợ. Mẹ sẽ kiêng ăn hoặc ăn ít để triệu chứng ốm nghén giảm bớt.
Cách làm này thực ra không khoa học vì ốm nghén do sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Ngoài ra, khi mẹ kiêng ăn hoặc ăn ít thì sẽ dễ dẫn tới tình trạng thiếu chất; thiếu dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Cách khắc phục là mẹ thay đổi thực đơn món ăn thành những món đỡ nặng mùi vị hơn; dễ tiêu và chia thành nhiều bữa khác nhau. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp các món ăn vừa giàu chất dinh dưỡng vừa giảm ốm nghén như sườn non nấu sấu, canh chua, bánh quy mặn…
Mang thai là ăn cho hai người
Đây là quan niệm rất phổ biến ở các mẹ đang mang thai. Với suy nghĩ “mang thai là ăn cho hai người”; các mẹ bầu thường cố gắng ăn gấp đôi lượng thực phẩm hoặc gấp đôi nhu cầu năng lượng so với bình thường; ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để em bé to khỏe.
Điều này dẫn đến tình trạng “tăng cân không phanh” ở các mẹ bầu; làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh thứ phát, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Ngoài ra, thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn…
Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ; phụ nữ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản như trước khi mang thai. Sau đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai; và thêm 300 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Thai phụ cần được ăn đủ chất và cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đa dạng; phong phú chứ không phải ăn nhiều, ăn để tăng cân thì con mới khỏe.
Kiêng quá nhiều thứ theo quan niệm dân gian
Khi mang thai, điều mà chị em lo nhất là những “tin đồn” về thực phẩm này; thực phẩm kia có nguy cơ gây dọa sảy thai và không dám ăn gì, kiêng gần hết. Như vậy dinh dưỡng bổ sung cho thai kỳ có nguy cơ thiếu hụt cao.
Về bản chất, bất kỳ thực phẩm nào cũng một lượng dinh dưỡng nhất định. Nếu ăn với số lượng ít, vừa phải thì không hề gây hại cho cơ thể. Chỉ khi nào ăn quá nhiều và thường xuyên mới có nguy cơ dọa sảy thai.
Xuyên suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có sự biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của bé yêu. Dù bạn đang có chế độ ăn lành mạnh thì vẫn cần phải chú ý đến việc lựa chọn chất dinh dưỡng khi mang thai để bổ sung vào cơ thể hàng ngày. Cùng với đó là kết hợp với luyện tập các bài tập thể dục phù hợp; đến bác sĩ kiểm tra thai nhi định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ăn trứng ngỗng, uống nước dừa, canh cá chép để con thông minh, xinh đẹp
Đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học hay nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn trứng ngỗng sẽ khiến con thông minh;uống nước dừa khiến con da trắng; hay là ăn cá chép để con da trắng môi đỏ.
Chỉ thấy trước mắt, nếu mẹ sử dụng trứng ngỗng thì mẹ đã nạp nhiều protein vào người; gây quá tải cho thận và tăng cholesterol máu; nhất là với những mẹ có nguy cơ tăng huyết áp. Hơn thế nữa, mẹ trong thời gian mang thai ba tháng đầu nên tránh uống nước dừa vì nước dừa có tình hàn; dễ gây sảy thai và ảnh hưởng không tốt.
Khi mang thai, mẹ đều mong những điều tốt đẹp nhất đến với bé yêu của mình. Thế nhưng zax cũng rất mong các mẹ phân biệt được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cái nào tốt, cái nào không để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hai mẹ con nhé!
Nguồn: laodong.vn