Mẹ có vô tình dạy con thành “thế hệ dâu tây”?

Mẹ có vô tình dạy con thành “thế hệ dâu tây”?

“Thế hệ dâu tây” là cụm từ được phổ biến tại Đài Loan. Cụm từ này chỉ những người trẻ sinh ra trong môi trường quá được bảo bọc, nâng niu, cần gì có nấy. Vì vậy mà yếu đuối, không chịu được khó khăn, thất bại. Ở Đài Loan, những người này đang bị chỉ trích thậm tệ. Họ được ví như những trái dâu tây, bề ngoài được chăm bón đỏ mọng, đẹp đẽ, nhưng lại mềm ẻo, dễ dập nát. Ở Việt Nam, những đứa trẻ được mẹ nâng niu quá mức không phải hiếm. Bên cạnh đó lại chẳng may xem nhẹ việc cần phải giáo dục con những gì. Có bà mẹ còn tặc lưỡi cho rằng: trẻ con lớn lên tự khắc sẽ biết. Không đâu. Mẹ sẽ vô tình làm con gãy cánh nếu không dạy con cẩn thận.

Bạn có muốn con mình sẽ trở thành “thế hệ dâu tây” không? Bạn không muốn con trở nên yếu kém, mất sức mạnh trước cuộc sống chứ? Có 5 sai lầm cần tránh trong việc dạy con để khiến đứa trẻ không trở thành “thế hệ dâu tây”. Zax.com.vn sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết này.

bao bọc quá mức khiến con thành thế hệ dâu tây

Việt Nam cũng có “thế hệ dâu tây”

“Thế hệ dâu tây” là kết quả từ việc nuôi dạy của những bậc cha mẹ từng trải qua khó khăn trong cuộc sống. Không ít đứa trẻ “dâu tây” ở Việt Nam khi lớn lên, động phải chuyện nhỏ là cảm thấy suy sụp. Ra ngoài gặp chút chuyện là muốn chùn bước. Nhiều bà mẹ vì thương con mà sẵn sàng chiều con bất chấp. Nhiều mẹ còn không nỡ mắng con một câu, sợ con không hài lòng với mình. Họ hình thành suy nghĩ phải bù đắp cho con. Họ muốn cho hưởng thụ tất cả những gì thế hệ trước không có. Mà không cần bất cứ điều kiện nào kèm theo. Sự hình thành của “thế hệ dâu tây” là do cách nuôi dạy phổ biến sau.

Chiều mọi nhu cầu đứa trẻ muốn là sai lầm quan trọng biến con thành “thế hệ dâu tây”

Giáo dục lành mạnh là khiến một đứa trẻ hiểu và chấp nhận từ “không”. Các bậc cha mẹ ngày xưa được biết đến là nghiêm khắc. Trong khi các bậc cha mẹ thời đại mới thường nuông chiều con cái. Thậm chí, nhiều người sẵn lòng mua cho con bất cứ thứ gì chúng muốn. Thu nhập cao và kiếm tiền dễ hơn trước đã khiến việc chiều theo đòi hỏi của đứa trẻ trở nên dễ dàng hơn. Đứa trẻ lớn lên mà không có cảm giác biết ơn thực sự. Sự chiều chuộng mọi thứ khiến đứa trẻ tin vào việc sự đáp ứng vô điều kiện. Đến khi trưởng thành, những trẻ này gặp khó khăn trong việc xử lý những lời từ chối, khước từ.

Dùng tiền để bù thời gian cho con

Trong thế giới hiện đại bận rộn, sự nghiệp của cha mẹ quan trọng không kém việc nuôi dạy con cái. Vì vậy cha mẹ thường chọn cách bù đắp việc dành thời gian bằng cách khác. Dễ nhất là chi cho con cái nhiều tiền để chiều chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp được chứng minh là thất bại nhất. Không có gì bù đắp cho con bằng việc thực sự dành thời gian cho trẻ. Tiền chỉ tạo ra cảm giác tận hưởng và thỏa mãn tức thời. Nó không bồi đắp nên niềm hạnh phúc lâu dài. Nó đồng thời còn làm trẻ nảy sinh quan niệm sai lầm. Trẻ sẽ cho rằng tiền có thể là một cách “cứu rỗi” cho bất kể sai lầm nào.

nuôi dạy con

Không bao giờ phạt

Cha mẹ cần phải thưởng, phạt công minh hành động của con mình. Cha mẹ là trường học đầu tiên của con. Là người thầy đầu tiên và là người bạn đầu tiên của con. Nếu cha mẹ không trừng phạt trẻ vì những lỗi sai, chính là cha mẹ đang tạo điều kiện cho hành vi sai trái của con trong tương lai. Sẽ không mất nhiều thời gian để sai lầm biến thành thói quen. Đặc biệt khi con bạn tin rằng bản thân không phải gánh chịu bất cứ hậu quả nào cho hành động của mình. Đương nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần phải trừng phạt con mình một cách gay gắt. Nhưng cũng cần nghiêm khắc. Là cha mẹ, cần phạt trẻ khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần động viên kịp thời khi con sửa sai.

Làm hộ trẻ quá nhiều thứ

Hỗ trợ trong lúc trẻ gặp khó khăn có vẻ là một ý kiến hay. Nhưng việc cha mẹ cố gắng giúp trẻ những việc nhỏ nhất có thể gây tác dụng ngược. Trẻ em luôn thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, là cha mẹ, thay vì để con chỉ biết dựa dẫm, nên thúc đẩy con tự lập. Tự mình đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.

Kỳ vọng không thực tế vào trẻ

Con cái luôn hoàn hảo trong mắt bạn. Nhưng với người ngoài thì lại không như thế. Việc cha mẹ nuông chiều con quá mức thường có thể vô tình đặt ra những tiêu chuẩn không thực tế cho trẻ khi chúng bước ra thế giới thực. “Thế hệ dâu tây” luôn mong đợi được đối xử theo một cách nhất định. Khi điều đó không xảy ra, họ có xu hướng nổi cơn thịnh nộ. Thái độ “hoàng tử, công chúa” của họ chính là kết quả từ cách nuôi dạy con của cha mẹ. Mọi phụ huynh đều muốn dành những điều tốt nhất cho con cái của mình. Tuy nhiên, bước ra khỏi mái nhà quen thân sẽ là những người lạ không chiều chuộng con bạn. Con sẽ phải học hỏi và phát triển trong một môi trường yêu cầu sự cởi mở, sẻ chia, thân thiện. Nếu “thế hệ dâu tây” chỉ ích kỷ, nhõng nhẽo và thường cáu kỉnh với xung quanh, chúng sẽ không được đón nhận.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *