4 câu gây tổn thương nhất mẹ không nên mắng con

4 câu gây tổn thương nhất mẹ không nên mắng con

Các bà mẹ Việt thường có một bệnh chung. Dù là bà mẹ ở Thái Bình hay tận Thanh Hóa… Hầu như tất cả đều có thói quen mắng con bằng một số mẫu câu giống hệt. Nhưng họ không hề biết rằng những mẫu câu này lại có tác động tiêu cực lên con cái của họ. Thậm chí, những câu mắng quen thuộc đó lại làm tổn thương sâu sắc đến đứa bé. Có nói rằng chúng cứa vào tim đứa con của bạn cũng không ngoa. Trong lòng con bạn sẽ nảy sinh ủ ê, chán đời. Lâu dần, cảm xúc sẽ tích tụ trong lòng con trẻ và khiến chúng hành xử tiêu cực. Trẻ có thể bất mãn với chính mẹ của mình, bất mãn với xã hội. Mất đi sự tự tin và cảm giác được yêu thương.

Yêu con, dạy con là đúng. Mắng con để cho con biết con sai cũng được. Nhưng các bà mẹ cần giới hạn lại lời mắng của mình. Mẹ cần hiểu rõ ảnh hưởng của câu nói mình thốt ra. Chuyển nó trở nên nhẹ nhàng hơn sẽ giúp con dễ tiếp thu và nghe lời hơn. Đặc biệt, dù tức giận, các mẹ cũng nên tránh nói điều làm tổn thương con mình. Nhất là 4 câu nói dễ cứa vào lòng đứa trẻ sau đây.

không nên mắng con tổn thương

Tại sao mẹ lại hay mắng con?

Câu mắng trở thành mô tip như thế một phần là do lối sống thường ngày từ xưa hình thành nên. Các bà mẹ thường nghe nó từ chính người mẹ của mình. Và thế hệ bà lại nghe từ thế hệ đi trước. Nó đã trở thành một thói quen bình thường. Các mẹ quan niệm rằng ai mà chả mắng con như thế. Mắng một hai câu chẳng vấn đề gì cả. Vì vậy mà càng nói càng thuận miệng. Và họ lỡ bỏ qua phản ứng cảm xúc của con mình.

Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng, nhưng không có nghĩa là con “không biết gì”, không có nghĩa là bố mẹ nói gì cũng được. Chỉ trích, đánh đập, mắng mỏ không có ích lợi gì đối với trẻ mà còn khiến trẻ trở nên tệ hơn, thậm chí có khi cố tình làm trái ý cha mẹ. Nhiều người còn độc thân không thể hiểu được tại sao một số bậc cha mẹ luôn đánh đập, mắng mỏ con cái. Họ quyết tâm sau này sẽ trở thành những bậc cha mẹ hiền dịu hiểu chuyện. Không được làm điều gì tổn thương đến đứa trẻ. Tuy nhiên phải khi lập gia đình, sinh con, nhiều người mới biết được. Rằng thực sự có những khoảnh khắc người lớn không thể kiềm chế được.

Làm cha mẹ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nuôi dạy con từ thuở nhỏ, uốn nắn trẻ nên người là cả một sứ mệnh lớn lao. Sứ mệnh đó đầy vinh quang nhưng cũng lắm gian truân…Tuy vậy, đôi khi những lỗi lầm của con cái thực sự khiến cha mẹ cảm thấy tức giận. Nhưng dù thế, có 4 câu nói bố mẹ nên tuyệt đối không nên thốt ra. 4 câu này làm con đau nhất, câu nào cũng như nhát dao cứa vào lòng

dạy con

“Con ngu ngốc quá đấy”

Một số phụ huynh dành thời gian kèm cặp con làm bài tập hàng đêm. Khi thấy con mắc lỗi thì sửa ngay hoặc giải thích cho con. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tiếp thu nhanh. Không phải bố mẹ nào cũng có phương pháp sư phạm để giảng giải cho con dễ hiểu. Bực tức dồn dập, nhiều phụ huynh không kiểm soát được sẽ mắng. Câu “Con ngu quá, không làm được gì” thốt ra. Trên thực tế, nếu cha mẹ luôn nói như vậy, trẻ sẽ mất hứng thú học tập. Trẻ thầm tự phủ nhận khả năng của bản thân. Cảm thấy mình rất tệ và không đủ giỏi trong bất cứ việc gì.

Bên cạnh đó, trẻ bị bố mẹ chê trách quá nhiều sẽ có thể hành động phản lại. Chúng sẽ có xu hướng quay lại “soi” bố mẹ và bạn bè. Điều đó vô tình biến trẻ thành một người chỉ biết nhìn vào khuyết điểm của người khác. Hay chỉ trích người xung quanh. Lại chẳng bao giờ chịu học hỏi, khuyến khích bản thân phát triển. Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn con làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một. Dạy bé làm từ việc dễ đến việc khó. Từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi hướng dẫn bé làm việc nào đó.

“Không được làm nếu mẹ chưa cho phép”

Nhiều bậc cha mẹ áp dụng một cách giáo dục vô cùng khắc nghiệt. Coi con cái là “vật dụng” cá nhân của mình. Cho rằng con phải nhất nhất vâng lời bố mẹ. Người lớn nói gì thì cũng phải nghe. Con cái muốn làm bất cứ điều gì cũng phải được cha mẹ đồng ý. Điều này làm mất đi tính tự chủ của trẻ. Lâu dần trẻ sẽ trở nên thiếu suy nghĩ. Chúng sẽ không dám nói với bố mẹ bất cứ vấn đề gì vì biết rằng bố mẹ hoàn toàn không hiểu mình. Hậu quả không chỉ ảnh hưởng tới bản thân trẻ. Mà còn khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng xấu đi.

trẻ dễ bị tổn thương

“Nhìn xem con nhà người ta kìa”

Không phải tự nhiên cái cụm từ “con nhà người ta” lại trở nên ám ảnh đến thế. Một số cha mẹ đặc biệt thích so sánh con mình với con của các gia đình khác. Họ sẽ nói với con rằng hãy nhìn con của các gia đình khác làm tốt như thế nào. Còn con thì chẳng làm nên trò trống gì cả. Những đứa trẻ luôn bị đặt lên bàn cân với “con nhà người ta” sẽ không tránh khỏi cảm giác mình rất tệ. Lâu ngày khiến trẻ thiếu tự tin.

Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham – Hoa Kỳ) khẳng định: “Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác. Bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó. Và rằng mình không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đó bé đã bị tổn thương. Thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa”. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn. Tuy nhiên bạn nên học cách chấp nhận thực tế rằng mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh hoặc tỏ ra thất vọng, bạn nên khuyến khích con. Như thế con có thể tiến bộ trong khả năng của mình.

“Mẹ không cần con nữa”

Khi một đứa trẻ không vâng lời, cha mẹ sẽ “phát điên”. Lúc ấy nhiều người sẽ nói với con rằng: Nếu con không nghe lời, mẹ/bố không cần con nữa. Câu này chẳng khác nào vết dao cứa vào tim trẻ. Nếu bị lặp lại thường xuyên, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ không thương mình chút nào. Đặc biệt, con vì sợ mất đi sự che chở của bố mẹ nên trở nên thận trọng trong mọi việc.

Việc giáo dục con cái không phải một sớm một chiều mà đòi hỏi phụ huynh phải nắm vững phương pháp từng bước. Đặc biệt là cách giao tiếp với con cái. Chỉ bằng cách này, trẻ mới sẵn sàng chấp nhận sự hướng dẫn, dạy bảo của bố mẹ. Nếu bố mẹ có thái độ tiêu cực như thường xuyên đánh đập, la mắng trẻ, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của con. Điều đó khiến tình cảm gia đình không được êm ấm.

Dù hoàn cảnh ra sao bố mẹ cũng phải tôn trọng ý kiến của con cái và lắng nghe ý kiến của chúng. Hãy để con được đưa ra ý kiến của riêng mình để tự tin hơn. Bên cạnh đó, cố gắng suy nghĩ về vấn đề từ góc độ của đứa trẻ. Điều này giúp bố mẹ có thể hiểu rõ hơn những gì trẻ nghĩ. Trên cơ sở đó, việc giao tiếp với trẻ sẽ dễ dàng và con sẽ vui vẻ bày tỏ suy nghĩ của mình.

Nguồn: afamily.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *