Cung cấp dụng cụ phù hợp khuyến khích con vận động

Nếu muốn con ham thích vận động thể chất, ngay từ khi con còn nhỏ, bạn hãy cho bé tiếp cận với bóng, cầu môn, dây nhảy, xe đạp… Bản tính của trẻ vốn tò mò; nên con sẽ tìm cách chơi với các vật dụng này. Nếu sau một thời gian tập luyện mà tình trạng này của con không được cải thiện dần, bạn nên hướng bé tham gia các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng hơn. Cho con tham gia các hoạt động trải nghiệm thật nhiều; để con có dữ liệu kể chuyện hoặc viết lại những điều mình đã trải nghiệm.

hoạt động thể dục

Hãy làm gương cho trẻ

Việc thường xuyên nhìn thấy cha mẹ chơi thể thao, hoạt động thể chất; sẽ thúc đẩy trẻ ham thích tập luyện. Do đó, sẽ rất dễ hiểu một điều rằng việc sinh trưởng trong một gia đình mà cha mẹ có lối sống lười vận động sẽ khó kích thích trẻ tập luyện thể thao.  “Năng khiếu” được coi là một khả năng mà trẻ thông thạo và khiến con nổi trội ở lĩnh vực đó so với những trẻ thông thường khác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, năng khiếu gắn liền với trẻ ngay từ khi chào đời. Nhưng cũng có các quan điểm khẳng định; trẻ hoàn toàn có năng khiếu nếu được luyện tập chăm chỉ và thường xuyên.

 Hạn chế thời gian xem tivi và sử dụng máy tính, thiết bị thông minh của trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị tổng thời gian mà trẻ xem tivi, sử dụng máy tính, thiết bị thông minh… không quá 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Cha mẹ hãy khuyến khích bé sử dụng thời gian rảnh cho các hoạt động thể chất nhiều hơn.

Nếu con bạn có anh chị em, hãy tạo điều kiện cho chúng chơi cùng nhau hoặc chơi cùng trẻ hàng xóm. Bạn có thể cho con nhảy dây, đạp xe, đá bóng, chơi đuổi bắt… hoặc đơn giản là chơi lắp ráp, đồ hàng cùng nhau.

 Nói chuyện với một người thân trong gia đình hay giáo viên mà trẻ yêu mến

Bạn đã áp dụng các mẹo kể trên; và khuyến khích con tham gia các lớp hoạt động thể chất như lớp võ thuật, đá banh, bóng rổ, cầu lông, aerobic, bơi lội, leo núi trong nhà… nhưng bé vẫn kiên quyết không tham gia? Trong trường hợp này, hãy trao đổi với người thân, giáo viên, những người mà trẻ yêu mến, tin tưởng và nhờ họ khuyến khích trẻ.

Những người này có thể giúp bé; hiểu tại sao hoạt động thể chất; lại rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Họ có thể cùng bé tìm ra môn thể thao; hoặc hoạt động phù hợp và tốt nhất để bé tham gia.

 Tìm một hoạt động phù hợp

Con bạn đồng ý tham gia hoạt động thể chất; mà chưa xác định được chính xác môn vận động nào là phù hợp? Hãy giúp con làm việc này bằng cách mỗi cuối tuần, cả gia đình bạn có thể cùng bé đến các trung tâm thể dục thể thao gần nơi sống để xem các trẻ em khác luyện tập. Việc này có thể kích thích ham muốn luyện tập của con, giúp con tìm ra hình thức luyện tập nào là thích hợp nhất.

Dễ dàng nhận thấy rằng một đứa trẻ 7 – 8 tuổi thường thờ ơ với các môn như điền kinh, đẩy tạ, bóng chuyền… nhưng lại có thể tỏ ra thích thú với bóng đá, đá cầu, võ thuật, đấu vật, bơi lội… Điều cốt yếu là bạn cùng con tìm ra được môn thể thao mà bé thực sự yêu thích và phù hợp.

 Sắp xếp thời gian tập luyện hợp lý

Một số trẻ quá bận rộn với việc học, làm bài tập về nhà, tham gia các lớp học thêm, ngoại khóa mà không có thời gian để hoạt động thể chất. Do đó, nếu con rơi vào trường hợp này, bạn cần xem xét lại chương trình và lịch học của con, cắt bớt những gì không thật sự cần thiết, dành thời gian cho các hoạt động thể chất.

Ngoài ra, trước khi bé bắt đầu tham gia tập luyện, bạn hãy chắc chắn rằng con có đầy đủ thời gian để tham gia và địa điểm tập luyện thuận tiện để không bỏ dở giữa chừng. Do đó, trước khi đăng ký cho con tập luyện, bạn cần xem xét kỹ lịch tập, đối chiếu với thời khóa biểu học ở trường, các lớp ngoại khóa… để tránh trùng..

Đảm bảo môi trường tập luyện an toàn

Cần đảm bảo rằng nơi con tham gia tập luyện có đầy đủ các thiết bị tập luyện cần thiết và chúng phải đáp ứng được các tiêu chí an toàn. Ngoài ra, địa điểm tập luyện cần đảm bảo an toàn và có nhà vệ sinh sạch sẽ. Lưu ý là với những bộ môn tập luyện không yêu cầu bé mặc đồng phục, hãy chắc chắn rằng quần áo của con bạn thoải mái và phù hợp với môn thể thao đó. Hoạt động thể chất đầy đủ và chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng cho một cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Là cha mẹ, bạn cần xây dựng cho trẻ những thói quen lành mạnh ngay từ khi còn bé để con có được sức khỏe tốt trong tương lai.

Tập luyện cùng con

Cùng chơi thể thao với con. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng; dành thời gian tập luyện; cùng con hoặc đơn giản là đến xem con tập luyện và cổ động bé. Hãy kịp thời khuyến khích, động viên; khi con đạt được một cột mốc nào đó; trong tập luyện. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là bạn chỉ nên xem con tập luyện hay cổ động, tránh chê bai, phán xét hay so sánh kỹ năng tập của bé với các trẻ khác. Nguyên do là mỗi trẻ có một khả năng riêng nên việc phán xét, so sánh dễ khiến trẻ ức chế, sinh ra chán tập.

Ngoài ra, khi bé đã tập thuần thục một môn thể thao nào đó, bạn có thể từ từ ngầm hướng con làm quen thêm với một môn thể thao mới.

chơi cùng con

 Đừng vận động quá sức

Trước khi con tham gia tập luyện, bạn nên dặn con; nói cho giáo viên; hay người hướng dẫn biết nếu trong quá trình tập con cảm thấy; có gì đó bất thường, chóng mặt hay quá mệt mỏi… Bạn đừng quên dặn bé nếu cảm thấy mệt hay có gì đó bất thường, hãy vận động chậm lại.

Trong thời gian tập luyện; mà cân nặng của bé giảm xuống dưới mức trung bình, con luôn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc học, hãy trao đổi với huấn luyện viên của bé ;(nếu có) hoặc tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân ;là do đâu. Nếu sau một thời gian tập luyện; mà tình trạng này của con không được cải thiện dần, bạn nên hướng bé tham gia các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng hơn.

Nguồn: hadico.vn