Khi dạy con, mẹ không nên nói với con những câu này

Khi dạy con, mẹ không nên nói với con những câu này

Trong đời sống thường ngày, các bà mẹ thường quen miệng nói với con rất nhiều câu nói. Trong đó có những câu vô tình tạo nên tác động tiêu cực lên con mình. Có khi trong lúc dạy con, các mẹ thường phàn nàn câu này, phán định câu kia. Có khi là buột miệng bày tỏ cảm xúc tiêu cực của bản thân mình. Tất cả những điều đó đều có thể gây áp lực vô hình lên con cái. Biến lời nói của mẹ trở thành sự áp đặt. Trẻ có thể trở nên bối rối, tự ti. Hoặc trẻ có thể cảm thấy sợ hãi bởi hành động của mình, nghi ngờ chính mình. Và nó sẽ khiến chúng không còn thấy tự tin khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Nhưng với cùng một hành động, nếu cha mẹ có cách nhận xét, thể hiện cảm xúc khác nhau, có thể giúp con trở nên tốt hơn. Mẹ là người đầu tiên trên thế giới dạy dỗ cho con từng chút về cuộc sống. Ảnh hưởng của người mẹ trong lòng con rất lớn lao. Vì vậy mà mỗi lời nói của mẹ đều sẽ có tác động đến tinh thần của trẻ nhỏ. Từ đó tác động đến suy nghĩ và hành vi của chúng. Nếu muốn con trưởng thành tốt, người mẹ cần chú ý cả từng lời ăn tiếng nói hàng ngày của mình.

nói với con

Đôi khi, chỉ bỏ đi một vài câu cửa miệng, các mẹ đã âm thầm thúc đẩy con theo hướng tích cực rất nhiều đấy. Vậy các mẹ không nên nói với con những câu gì? Zax.com.vn sẽ chia sẻ cho bạn 7 câu nói thường thấy nhất mà người lớn cần tránh khi dạy dỗ con cái!

“Con không sao đâu!”

Christina Clemer, giáo viên cho trẻ 3-6 tuổi, được chứng nhận bởi Hiệp hội Montessori Mỹ cho rằng câu nói này sẽ nảy sinh cảm giác nghi ngờ trong trẻ. Hãy tưởng tượng, một đứa trẻ bị ngã, bị trầy da đầu gối và đang khóc. Nó lại nghe thấy bố mẹ nói là “con không sao đâu”. Đứa trẻ sẽ cảm thấy bối rối, không tin vào cảm xúc thực của nó. Trong trường hợp này, cha mẹ nên xác nhận cảm xúc của con và tự tin trấn an đứa trẻ rằng mọi thứ sẽ ổn.

“Cái này dễ, con làm được thôi!”

Có những thứ là khó khăn với trẻ. Nhưng cha mẹ sẽ khiến con bối rối khi nói với con rằng chúng đều rất dễ dàng. Hãy cố gắng chia sẻ lo lắng của con về vấn đề này. Đồng thời khẳng định bạn tin con sẽ làm được.

“Mẹ/bố ghét công việc đang làm!”

Những lời phàn nàn của bố mẹ về công việc có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm học tập của con cái. Chúng có thể khiến con trẻ thất vọng với cuộc sống của mình. Trẻ có thể không muốn tiếp tục học hành hoặc sẽ không cố gắng làm việc khi lớn lên. Nếu không muốn tác động lên con cái như thế, thì đừng nói những từ như “Bố/mẹ ghét công việc của mình”. Bạn có thể tâm sự với con các vấn đề đang gặp phải. Nhưng đừng nói theo kiểu phàn nàn. Mà hãy khẳng định cho con thấy mình sẽ tìm cách thoát khỏi tình huống tồi tệ.

“Con không làm được đâu!”

Trong bất kỳ hoạt động nào cũng đừng nói “việc này quá khó với con”. Trẻ em học bằng cách thử thách bản thân. Hoạt động mới sẽ khó hơn hoạt động trước đó. Bằng cách trải nghiệm, trẻ học cách vượt khỏi vùng an toàn và đưa ra quyết định. Mẹ không nên tự quyết định con có thể hoặc không thể làm một việc cụ thể. Bởi nếu làm thế, bạn sẽ không để chúng học cách đưa ra quyết định. Thay vào đó, nếu bạn thấy con đang gặp khó khăn hoặc căng thẳng, hãy đưa ra gợi ý. Bạn có thể khuyên con để vấn đề này lùi lại, sau đó, cùng con giải quyết.

không dạy con chỉ bằng kinh nghiệm cũ của mẹ

“Không có gì phải sợ!”

Nói “không có gì phải sợ” với con bạn cũng có thể ảnh hưởng đến con. Khiến con mất khả năng tin tưởng vào cảm xúc của chính mình. Thực tế thì việc trẻ em sợ hãi là khá bình thường. Trẻ em có xu hướng sợ những thứ trong tưởng tượng. Chẳng hạn như quái vật dưới gầm giường khi chúng lên 4 tuổi. Hoặc những sinh vật không chắc có thật, như một “kẻ xấu” sẽ đột nhập vào nhà khi chúng lên 7 tuổi. Quan trọng là khi con sợ hãi, hãy giúp chúng bình tĩnh. Nói với con rằng bố/mẹ ở cạnh để con thấy mình an toàn.

“Con thật là…”

Đừng dán nhãn cho con, đặc biệt là theo cách tiêu cực. Nếu bạn nói với con rằng chúng nhút nhát, lười biếng hoặc vụng về, rất có thể chúng sẽ bắt đầu hành động theo cách đó, ngay cả khi chúng chưa bao giờ làm trước đó. Tốt nhất, hãy cố gắng tìm ra cốt lõi của hành vi xấu. Tìm hiểu chính xác lý do tại sao con lại hành động như vậy và gợi ý cách để con bộc lộ mình – giúp hiểu cảm giác của con và cùng trẻ sửa chữa.

“Con bị sao vậy?”

Hỏi con câu đó sẽ khiến trẻ nghĩ chúng không bình thường và chúng sẽ bắt đầu tìm kiếm khiếm khuyết mình. Đừng làm cho con bạn cảm thấy như chúng có sai lầm. Thay vào đó, hãy cho chúng biết bạn không thích một hành động hoặc thói quen cụ thể nào đó, giải thích lý do và thể hiện rằng bạn yêu con.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *