Bé bị sổ mũi và cách xử lý ” chuẩn” dành cho mẹ
Sổ mũi; là một triệu chứng rất phổ biến; ở trẻ em; và ở trẻ sơ sinh , thường là không nghiêm trọng. Bị kích thích bởi; các yếu tố như khối u, dị vật, hóa chất, viêm nhiễm,… ở lớp niêm mạc mũi; làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng; sản xuất, là tình trạng; khoang mũi chứa đầy một lượng chất nhầy; đáng kể, tiết dịch nhiều hơn bình thường; gây hiện tượng chảy nước mũi. Trẻ sơ sinh; sổ mũi nhiều có thể cảm thấy; khó chịu, đặc biệt là khi bé bú; và ngủ.
Những nguyên nhân; nào gây sổ mũi, nghẹt mũi và mẹ có thể làm những gì; để giảm bớt sự khó chịu cho bé. Thường trẻ nhỏ; có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn; thế nên việc mắc các bệnh về hô hấp; cũng khá phổ biến. Các bậc phụ huynh; có con trẻ bị chảy nước mũi; không cần quá lo lắng chúng ta; có thể trị khỏi cho trẻ trong thời gian ngắn. Với những chia sẻ trong bài viết dưới đây; zax sẽ giúp bố mẹ chữa bệnh và phòng ngừa được bệnh cho con
Mục lục
Trẻ bị chảy nước mũi do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi trong đó nhiễm lạnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Theo đông y cho rằng, phế tạng của trẻ nhỏ chưa đạt sự hoàn thiện thế nên thời tiết thay đổi đột ngột hay ra nhiều mồ hôi sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh. Trong giai đoạn khởi bệnh, chúng ta thường thấy những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi trong, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… Tiếp theo đó, trẻ có thể ho nặng khiến tạng phế bị yếu đi. Chú ý: Bố mẹ không được dùng tay bịt cả 2 bên mũi để trẻ hỉ mũi do làm như vậy sẽ khiến áp lực bị tăng đột ngột. Bên cạnh đó, giấy dùng cho trẻ hỉ mũi phải là loại giấy mềm và sạch, dùng 1 lần rồi vứt.
Sổ mũi ở trẻ nhỏ
Thực tế, mũi được xem là cửa ngõ của hệ hô hấp. Đây cũng là quan điểm trong y học hiện đại. Thông thường, phần hốc mũi có lót 1 lớp niêm mạc và bao phủ trên đó là lớp nhầy có khả năng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn giúp bảo vệ xoang mũi. Nếu lớp biểu mô nơi hốc mũi bị thời tiết tác động hay hóa chất, dị vật, viêm nhiễm, khối u,… làm cho tuyến chế tiết tại lớp biểu mô sản sinh ra nhiều dịch và gây ra tình trạng chảy nước mũi.
Trẻ bị chảy nước mũi thường cảm thấy khó chịu do lượng không khí lưu thông bên trong mũi bị giảm đi. Tình trạng này có thể tự động hết nhưng đôi khi lại gây ra nhiều biến chứng nặng như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh khí phế quản,…
Ngoài ra, niêm mạc mũi chứa khá nhiều vi khuẩn, vi rút nếu gặp điều kiện tốt hoặc thời tiết lạnh làm tăng sinh mạnh mẽ khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng. Khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ sẽ thấy các biểu hiện nhẹ như sổ mũi hắt hơi. Những ngày tiếp theo, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ làm trầm trọng hơn với tình trạng ho nhiều, trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là viêm phổi, viêm phế quản,… sẽ khiến việc chữa trị gặp khó khăn sau này.
Làm thế nào khi trẻ bị chảy nước mũi?
Trẻ bị chảy nước mũi; sẽ rất khó chịu và thường quấy khóc. Bố mẹ khi phát hiện; con có dấu hiệu hắt hơi sổ mũi; cần ra tay xử lý ngay để trị dứt điểm không cho bệnh có cơ hội tiến triển thêm. Vậy làm thế nào khi trẻ bị chảy nước mũi? Tham khảo ngay những gợi ý sau đây:
Dùng nước muối sinh lý. Nếu quan sát thấy trẻ chảy nước mũi có màu trắng trong thì bố mẹ chỉ nhỏ nước muối sinh lí khoảng 0.9 % mỗi ngày từ 4 – 5 lần và mỗi bên khoảng 3 – 4 giọt. Nếu nước mũi của trẻ chuyển thành màu vàng xanh lúc này bố mẹ cần đưa bé đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để tìm được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ. Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lí cho trẻ bị chảy nước mũi: Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, bố mẹ cần thực hiện bước ngâm chai nước muối trong nước ấm. Đặt bé nằm ngửa và đầu hơi ngả về sau sao cho phần đầu thấp hơn phần chân của trẻ. Đợi trong vòng 30 giây để nước làm chất nhầy ở trong mũi loãng hơn.
Vệ sinh mũi cho bé
Làm sạch phần hốc mũi: Đối với trẻ lớn có thể hỉ mũi thì đặt cho bé ngồi và hỉ mũi vào một chiếc khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ không thể tự hỉ mũi thì bố mẹ dùng dụng cụ để hút phần đờm nhớt có trong hốc mũi. Bố mẹ dùng bóng hút và bóp xẹp chúng rồi đưa đầu ống hút vào mũi trẻ. Dùng tay bịt 1 bên mũi rồi nhanh tay buông cho bóng phồng ra. Phần đờm nhớt sẽ được bóng hút thu vào.
Vệ sinh bóng hút mũi: Bóp mạnh phần bóng hút để đờm nhớt tống ra ngoài. Sau khi hút sạch 2 bên mũi, bố mẹ thực hiện động tác xả bóng hút vài lần dưới vòi nước giúp vệ sinh bóng hiệu quả. Thực hiện nhỏ và hút mũi cho bé khoảng 4 lần/ ngày hoặc có thể nhiều hơn đến khi bé khỏi bệnh và không còn chảy mũi, nghẹt mũi,… Bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ hút mũi.
Một số giải pháp khác bố mẹ có thể tham khảo
Bố mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước (như nước lọc, sữa, nước trái cây,…) và ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng (như cháo, súp,…) nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo. Cho trẻ uống thật nhiều nước và sữa để làm loãng dịch mũi
Có thể cho trẻ tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng có khả năng làm lỏng dịch nhầy trong mũi cho bé dễ dàng tống ra ngoài hoặc bố mẹ vệ sinh bằng dụng cụ dễ hơn. Bôi dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên lòng bàn chân hoặc phần lưng và ngực của trẻ rồi massage trong ít phút. Mang tất cho bé khi ngủ giúp giữ ấm và cho bé ngủ ngon. Kê đầu bé cao lên khi ngủ nhằm ngăn nước mũi chạy ngược vào bên trong làm nghẹt mũi.
Đưa trẻ đến khám bác sĩ khi nào?
Hệ thống miễn dịch của trẻ cần thời gian dài để đạt sự hoàn thiện. Nếu trẻ mắc bệnh mà không có biểu hiện nặng hơn và giảm dần dấu hiệu thì bệnh sẽ dứt từ 10 – 14 ngày.
Nếu trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi mà không có biểu hiện giảm có thể trẻ đang mắc các bệnh nghiêm trọng hơn cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến bệnh viện. Khi có những biểu hiện sau cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế: Đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy trẻ sốt cao Thay tã ít hơn so với mọi ngày. Thân nhiệt cao hơn 38 độ C. Bé bị đau tai hoặc cảm thấy khó chịu. Mắt đỏ và tiết dịch mắt màu vàng/ xanh. Khó thở. Ho kéo dài. Nước mũi dày có màu xanh lá trong nhiều ngày. Trẻ khóc bất thường hoặc kéo dài không nín.
Đặc biệt, khi có những biểu hiện sau cần đưa trẻ đi bệnh viện nhanh chóng: Trẻ bỏ ăn, bỏ bú. Ho nhiều gây nôn hoặc thay đổi sắc tố da. Ho có đờm. Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay. Trẻ bị chảy nước mũi là tình trạng thường gặp bố mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất để bệnh mau khỏi. Tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám nếu thấy tiến triển nặng để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: medlatec.vn