Công thức làm vịt nấu măng ngon đúng vị
Thịt vịt thường được sử dụng cho các trường hợp hư nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, đái tháo tuyến đường, sản phụ thiếu sữa, sốt hot dằng dai, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, môi họng khô, khát nước. Ăn thịt vịt có tác dụng trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, tương trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong giai đoạn hóa trị, xạ trị. Trong 100g thịt vịt sở hữu khoảng 25g chất protein (vượt xa phổ thông so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng những chất dinh dưỡng như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E) rất cao. Vịt nấu măng là 1 trong những món ngon nhất được chế biến với thịt vịt, món ăn đa dạng trong gia đình Việt.
Mục lục
Nguyên liệu làm vịt nấu măng
1 con vịt tầm 1,5 – 1,6kg
300g măng tươi
2 củ hành khô
3-4 tép tỏi
Hành lá, mùi tàu
Bún ăn kèm
1-2 trái ớt tươi (nếu ăn cay)
Rượu trắng
1 đốt gừng
Muối hạt
Gia vị: Nước mắm, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu
Cách làm vịt nấu măng
Sơ chế vịt
Để thịt vịt sạch và không bị hôi thì bóp cùng với muối hạt và rượu gừng. Nếu không có rượu gừng, bạn có thể dùng rượu trắng, dấm hoặc nước cốt chanh. Ngoài rượu gừng thì lá na cũng có tác dụng làm sạch và khử mùi hôi của vịt rất hiệu quả.
Sau khi bóp muối và rượu, rửa sạch vịt rồi chặt thành từng miếng vừa ăn, để thật ráo nước rồi mới tiến hành ướp vịt.
Ướp vịt với 1 muỗng canh nước mắm, 1 thìa canh bột ngọt, 1/2 thìa hạt tiêu. Trộn đều và ướp 30 phút để thịt vịt ngấm gia vị.
Sơ chế măng
Khi làm vịt nấu măng, người ta hay dùng măng củ tươi. Tuy nhiên bạn cũng có thể kết hợp cả măng củ và măng lá.
Măng gọt bỏ phần gốc già, bổ làm đôi rồi thái miếng mỏng. Nếu dùng măng lá, bạn cũng cắt phần gốc già, rồi xé sợi.
Rửa qua măng rồi cho vào nồi để luộc. Để loại bỏ độc tố và chất bảo quản ngâm măng, bạn nhớ cho vào nồi luộc 1 thìa muối hạt. Đồng thời, khi luộc măng nên mở nắp nồi để các chất dùng để bảo quản măng bay hơi đi.
Luộc măng sôi tầm 5 phút thì vớt ra, rửa lại, đổ phần nước luộc cũ đi, thay nước muối để luộc lần 2. Vì măng có khá nhiều độc tố nên để cẩn thận, bạn nên luộc măng khoảng 2-3 lần, đến khi nước luộc trong, không còn màu vàng đục là được. Lúc này vớt măng ra rửa sạch rồi để ráo.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành khô và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng nạo vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Cho 1 ít gừng băm vào ướp cùng vịt cho thơm.
Hành lá, mùi tàu nhặt, rửa sạch, xắt nhỏ.
Chần bún bằng nước sôi rồi cho ra rổ, để ráo. Lưu ý, không nền chần bún trong nước ninh vịt sẽ làm cho nước dùng bị chua.
Cách làm vịt nấu măng
Cho 2 thìa canh dầu ăn vào nồi, làm nóng dầu thì phi thơm hành, tỏi và gừng băm, sau đó cho thịt vịt vào xào ở lửa lớn để thịt vịt săn lại.
Xào thịt vịt khoảng 3 phút thì cho măng vào cùng, đảo thêm 2 phút. Tiếp đến cho nước vào để nấu nước dùng. Lượng nước cho vào ước tầm 2,5 lít là vừa đủ cho 4-5 người.
Tăng nhiệt độ để nước bùng sôi, nêm gia vị vừa ăn gồm có nước mắm, bột canh và bột ngọt.
Sau khi nêm gia vị, hạ bớt nhiệt độ xuống, để sôi liu riu, tiếp tục ninh. Trung bình nấu thêm khoảng 25-30 phút thì vịt sẽ chín mềm, đậm vị. Cho hành lá, mùi tàu vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Cách thưởng thức
Cho bún ra tô, gắp vài miếng thịt vịt và măng vào rồi rưới nước dùng lên. Vịt nấu măng ngọt nước, thơm lừng. Nước dùng trong, ngọt thanh, thịt vịt đậm đà, măng giòn sần sật, ăn rất hấp dẫn.
Mẹo và lưu ý
Để nước ninh vịt nấu măng trong thì khi nào bạn nhớ hớt bọt thường xuyên và có thể hớt bớt lớp mỡ béo nếu không muốn ăn quá ngậy. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn của món vịt nấu măng đó chính là mặt nước dùng vẫn có lớp mỡ béo màu vàng nhạt nổi lên lấp lánh trên bề mặt nên bạn nhớ đừng hớt bỏ hết chúng đi.
Sau khi làm sạch thịt vịt, trước khi sơ chế loại thịt này, nên dùng gừng và rượu để khử mùi hôi của thịt vịt. Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ không còn. Nếu trong nhà bạn không có sẵn gừng và rượu thì có một cách đơn giản hơn và cũng rẻ tiền hơn để khử mùi khó chịu của vịt: muối và giấm. Hãy hòa chung với nhau, sát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn mùi hôi. Nếu không sẵn giấm, bạn có thể thay bằng chanh.
Bên cạnh đó, nên cắt bỏ phần tĩ ở chỗ phao câu vịt, nếu các lỗ chân lông của vịt có chất nhầy màu đen còn sót lại thì phải rửa thật kỹ cho bằng hết vì đây là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi của vịt.
Như vậy là chỉ với 1 số lưu ý nhỏ, bạn đã hoàn toàn tự tin chế biến món vịt nấu măng siêu ngon để chiêu đãi cả nhà. Măng sạch, ăn yên tâm trong khi thịt vịt thơm, đậm đà hương vị. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Cookbeo.com