10 cách nuôi dạy con tốt nhất dành cho mẹ
Đối với việc nuôi dạy con trẻ, vai trò người mẹ cực kỳ quan trọng. Sự ảnh hưởng của người mẹ tới con là đặc biệt và không thể thay thế. Bài học đầu tiên trẻ nhận được chính là từ mẹ. Vì vậy, cách mẹ nuôi dạy con sẽ có tác động lớn đến nhân cách và cá tính của trẻ sau này. Nếu mẹ là tấm gương tốt, có phương pháp dạy dỗ đúng đắn, trẻ sẽ nhận được bài học tốt. Từ đó, trẻ có thể bước những bước vững chắc đầu tiên vào đời.
Vậy người mẹ cần chú ý điều gì để trông nom con cái cho tốt? Cần dạy con như thế nào để con có thể khôn lớn và phát triển lành mạnh? Ở bài viết này, Zax sẽ chia sẻ 10 gợi ý quan trọng giúp nuôi dạy con cái tốt nhất dành cho mẹ.
Mục lục
Nuôi dạy con bước đầu bằng cách làm tấm gương tốt cho trẻ
Mẹ là thầy giáo đầu tiên trên đường đời của trẻ, người mẹ nào cũng hi vọng thông qua hành động của mình ảnh hưởng đến hành vi của con. Trẻ rất mẫn cảm, đặc biệt thích nắm bắt sở thích của mẹ, sau đó sẽ ngấm ngầm bắt chước và làm theo. Nếu mẹ có cách hướng dẫn hoặc là tấm gương xấu cho con, trẻ cũng rất dễ đi theo con đường đó. Bắt chước là thiên tính của trẻ, hàng ngày mẹ nói và làm thế nào, trẻ cũng sẽ bắt chước theo như vậy.
Bạn dễ thấy rằng hầu hết những đứa trẻ hay nói tục chính là do nghe từ người lớn trong nhà của chúng. Nhất là khi nghe từ mẹ. Thậm chí khi bố mẹ nói tục bông đùa không ác ý hay nói tục để mắng chửi ai đó, đứa trẻ đều có thể phân biệt bằng bản năng. Sau đó học theo để đối xử với người khác. Có thể nói, trẻ chính là cái bóng của mẹ, là một phiên bản thu nhỏ của mẹ. Vì vậy nên người mẹ cũng cần kiểm soát, điều chỉnh hành vi. Đồng thời xây dựng cho mình thói quen tốt khi đứng trước trẻ.
Không nên nuôi dạy con chỉ bằng vào kinh nghiệm của mình
Người mẹ nào cũng từng có thời kỳ là con gái. Những trải nghiệm giữa họ và mẹ của mình ít nhiều ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái sau này. Nhiều người mẹ thậm chí sao chép lại cách nuôi dạy con của mẹ mình trong vô tình. Đôi khi những trải nghiệm không tốt trong quá khứ khiến người mẹ đem nó trút lên con mình. Một người mẹ từng bị quát tháo, đánh chửi nặng nề cũng sẽ quát tháo đánh chửi con mình. Chúng ta thường nghe nhiều người mẹ hay cả thán những câu như: “ngày xưa bà ngoại còn dạy tao thế này, mà tao đâu như mày”… Đó là sự so sánh, áp đặt, sao chép từ quá khứ của người mẹ.
Nhưng có người mẹ thì dùng phương pháp giáo dục hoàn toàn ngược lại với mẹ để dạy con. Có người mẹ lại trao cho con những thứ mà mình chưa bao giờ có được. Cách dạy dỗ này như là một kiểu bù đắp những mất mát của bản thân. Nhưng tất cả những phương pháp này đều không phù hợp với con cái của bạn. Vì thế, người mẹ không nên chỉ đơn giản dựa vào kinh nghiệm của mình để dạy dỗ con cái. Không có ai sinh ra đã là một người mẹ tốt, mà cần phải học hỏi và trau dồi kinh nghiệm.
Các mẹ có thể học những kinh nghiệm này trong sách vở. Có thể chắt lọc và điều chỉnh đôi điều tốt từ chính mình hồi nhỏ. Có thể học kinh nghiệm hay của người khác. Quan trọng là bạn cần hiểu được tính tình của con, tìm được khả năng của bé. Cần quan sát phản ứng của bé và tìm ra phương pháp thích hợp. Đó mới là cách tốt nhất để mẹ đồng hành cùng con.
Dạy con vững chắc ngay từ bước đầu tiên
Mẹ là người gần gũi, thân thiết nhất, cũng là người đầu tiên dạy trẻ biết được mọi thứ trên đời. Dạy trẻ câu nói đầu tiên. Dạy trẻ bước đi đầu tiên. Dạy trẻ lần đầu tiên tự nấu ăn, dạy trẻ lần đầu tiên mặc quần áo… Những điều này tưởng như nhỏ nhặt. Nhưng nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo của mẹ, trẻ rất khó học được. Hoặc quá trình học sẽ diễn ra rất chậm chạp.
Lần khởi đầu bao giờ cũng là nền móng. Quá trình này, mẹ cần hết sức chú trọng và quan tâm đến con. Theo con sát sao và chỉ hướng đúng đắn khi cần. Từ đó giúp các bé học được thói quen và hành vi tốt. Trẻ sẽ duy trì và phát triển nó sau này. Chỉ khi mẹ giúp trẻ bước đi bước đầu tiên vững chắc, trẻ mới trưởng thành bình thường, khỏe mạnh.
Tạo thói quen sống lành mạnh
Môi trường sống của trẻ là do người mẹ tạo ra. Nếu mẹ có nhiều thói quen xấu, ví dụ như lười biếng, luộm thuộm thì khó trở thành tấm gương tốt cho con cái. Trẻ sống trong môi trường như vậy cũng khó hình thành thói quen chăm chỉ, giản dị, tự lập… Vì thế, mẹ cần cố gắng thay đổi thói quen xấu của mình. Thay đổi thói quen nuông chiều con cái, áp dụng cách giáo dục dân chủ. Cho trẻ môi trường trưởng thành thoải mái, thư giãn, hợp lí.
Nuôi dạy con bằng phương pháp giáo dục khoa học
Không có trẻ em không thể giáo dục. Chỉ có phương pháp giáo dục của cha mẹ không đúng đắn mà thôi. Người mẹ muốn nuôi dạy con tốt thì cần áp dụng các phương pháp giáo dục khoa học. Không nên rập khuôn cách dạy dỗ của người khác. Người mẹ cần căn cứ vào đặc điểm thực tế của chính con mình. Từ đấy hiểu cách tiếp cận với con và có giáo dục phù hợp. Mỗi đứa đứa trẻ đều có nhận thức, cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Chúng cần được mẹ quan tâm đến điều ấy.
Người mẹ nên không ngừng tiếp thu các phương pháp giáo dục mới, quan niệm giáo dục mới. Bên cạnh đó là thay đổi cách giáo dục cũ, nâng cao tố chất bản thân. Chú ý phải dựa trên cơ sở hiểu trẻ. Cần khắc phục hiện tượng coi trọng bồi dưỡng vật chất, coi nhẹ bồi dưỡng tinh thần, tình cảm. Như vậy trẻ mới trưởng thành lành mạnh.
Cố gắng dành thời gian ở bên con
Ngày nay, nhịp độ cuộc sống tăng nhanh. Nhiều bà mẹ trở nên quá bận rộn với công việc. Nhưng các bà mẹ cần nhớ rằng. Cho dù bận thế nào cũng cần dành thời gian ở bên con cái. Cần để trẻ cảm nhận được sự tồn tại và quan tâm của mẹ. Sự tiếp xúc thân mật của mẹ và con sẽ hình thành tâm lí tốt cho trẻ. Đó cũng là cách thức tốt nhất giúp trẻ có cảm giác an toàn.
Không tùy tiện nói dối con
Đa số các bà mẹ đều nói dối trẻ với mục đích tốt. Hơn nữa, nhiều mẹ “đành” phải tìm phương pháp có vẻ hiệu quả nhất này để vỗ về trẻ. Lý do vì mẹ phải chịu một số áp lực nào đó. Dù rằng biết nói dối con cái là không tốt. Nhưng cho dù thế nào đó cũng là điều tiêu cực. Việc mẹ thường xuyên nói dối trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Vì sự tín nhiệm cơ bản nhất của trẻ có được thông qua hành động giáo dục của mẹ.
Nếu cảm thấy mẹ là người đáng tin, an toàn, trẻ sẽ dễ dàng nảy sinh cảm giác an toàn. Cảm thấy tín nhiệm với xã hội. Ngược lại, trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong trạng thái lo lắng, sợ hãi. Nếu trẻ phát hiện ngay cả người mẹ mà mình tin tưởng nhất cũng lừa gạt mình. Trẻ sẽ mất hết cảm giác an toàn. Mất niềm tin vào thế giới xung quanh.
Nuôi dưỡng phẩm chất lạc quan, tự tin cho con
Lúc trưởng thành, sự ưu tú, thành công đạt được liên quan rất lớn đến thái độ sống của chúng. Mà tính lạc quan, tự tin của trẻ được ươm mầm từ những tiến bộ trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế mẹ cần giúp con tích lũy từng chút niềm vui từ cuộc sống.
Trẻ mặc dù còn nhỏ nhưng lại có rất nhiều ước muốn. Mẹ cần không ngừng tạo cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân. Cho phép trẻ thất bại để sự tự tin của trẻ được xây dựng bằng khả năng thực tế. Không nên làm hết mọi việc thay cho trẻ. Đồng thời, mẹ cũng cần thường xuyên cổ vũ trẻ, giúp trẻ đạt được thành công trong học tập. Vì thành công này kích thích động lực hành động của trẻ. Nếu trẻ thường xuyên đạt thành tích tốt, trẻ sẽ cảm thấy tự tin, dần dần tiến bộ hơn.
Dạy con khả năng chịu đựng khó khăn
Nếu mẹ luôn bảo vệ, che chở trẻ, cố gắng sắp xếp con đi vào con đường thuận lợi nhất, muốn cuộc sống của trẻ thuận buồm xuôi gió và coi đó là trách nhiệm đương nhiên của cha mẹ, thì sẽ làm cho trẻ trở nên yếu đuối, sau này lớn lên sẽ khó thích nghi với áp lực của xã hội. Một người có khả năng chịu đựng kém sẽ có tâm trạng tiêu cực, mà tâm trạng này sẽ ảnh hưởng đến hành động và sự cố gắng của họ, khiến họ dễ bị thất bại. Có thể thấy trốn tránh khó khăn, thất bại sẽ khiến trẻ càng dễ bị thất bại và không bao giờ đạt được thành công.
Vì thế, mẹ nên buông tay để trẻ nếm trải một chút khó khăn và thất bại, hướng dẫn trẻ giải quyết khó khăn, bồi dưỡng khả năng khắc phục khó khăn, chịu đựng thất bại cho trẻ.
Dạy trẻ biết có sai phải sửa
Mẹ cần dạy trẻ không giấu giếm lỗi sai của mình, không nói dối, phạm lỗi cần dũng cảm sửa lỗi. Trẻ có làm được những điều này hay không, chủ yếu dựa vào thái độ của mẹ. Nếu mẹ một mực trách mắng trẻ thì khó có thể bồi dưỡng phẩm chất này cho trẻ. Khi mẹ phát hiện trẻ nói dối, nên phân tích nguyên nhân nói dối của trẻ, sau đó có cách giải quyết đúng đắn. Có lúc trẻ có những hành vi không trung thực, hay nói dối, ích kỷ, có thể là do chịu ảnh hưởng nào đó từ hoàn cảnh môi trường. Sự ảnh hưởng ngấm ngầm này sẽ hình thành thói xấu cho trẻ. Vì vậy, một người mẹ thông minh sẽ không vô tâm cho qua mà tự biến mình thành tấm gương sáng để trẻ noi theo.
Nguồn: gentracofeed.com.vn