Tỉnh táo trước cơn sốt đất nền đang lan rộng tại địa phương
Cơn sốt đất nền, tăng giá đất liên tục ở nhiều địa phương trong thời gian gần đây dù mang lại những cơ hội đầu tư; nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và hệ lụy. Nhiều chuyên gia đã từng ghi nhận không chỉ ở 2 đô thị lớn Hà Nội, Tp.HCM; mà hiện tượng này đã xảy ra ở khá nhiều các điểm nóng đang trong diện quy hoạch; như: khu vực phía Đông tại Tp.HCM (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu,…). Ở miền Bắc tại các tỉnh vùng ven như: Hà Nam, Bắc Ninh liên tục “dậy sóng” vì giá đất.
Với tình trạng này, nhiều chuyên gia bất động sản đã cảnh báo hiện tượng cơn sốt đất nền đột biến tại thị trường bất động sản thường chỉ xảy ra nhất thời. Đặc biệt trong thời điểm quy hoạch, nhiều huyện lên quận thường kéo theo rất nhiều hệ lụy. Tình trạng giá đất “nhảy múa” theo tin đồn hoặc bị thổi giá lên có thể khiến nhà đầu tư “mất trắng” vì thiếu tỉnh táo. Do đó, nhà đầu tư và người dân cần đặc biệt cân nhắc, cẩn trọng trước khi quyết định. Theo dõi ngay những thông tin được zax.com.vn cập nhật dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục lục
Cơn sốt đất nền hay là… lo sốt vó?
Những cơn sốt đất nền diễn ra chớp nhoáng tại nhiều nơi đang gây ra hệ lụy; không chỉ đối với người “chậm chân” trong cuộc chơi; mà còn cả những người dân và chính quyền địa phương. Đầu năm 2021, trong khi các phân khúc khác vẫn đang vật lộn với khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19; thì đất nền vẫn “một mình một ngựa” cùng những cơn sốt ảo diễn ra ở nhiều địa phương. Mở đầu là cơn sốt đất diễn ra tại các xã An Khương, Tân Lợi (huyện Hớn Quản, Bình Phước); ngay sau khi có thông tin về việc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao lại Sân bay quân sự Téc-ních; để Bình Phước nghiên cứu lập quy hoạch Sân bay lưỡng dụng với quy mô 500ha.
Câu chuyện huyện lên quận và đất nền có thể bị thổi giá
Chuyển 5 huyện thành quận: Cần cung cấp lộ trình để tránh đầu cơ, thổi giá đất. Theo lộ trình Sở Nội vụ đề xuất, trong giai đoạn 2021-2025; các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh sẽ được chuyển thành quận hoặc thành lập thành phố thuộc Tp.HCM. Các huyện Củ Chi, Cần Giờ sẽ được chuyển thành quận hoặc thành phố thuộc Tp.HCM trong giai đoạn 2025-2030. Trao đổi với CafeLand, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), nhận xét việc chuyển đổi từ huyện lên quận mang lại lợi ích cho nhà nước, người dân và cả doanh nghiệp. Nhưng để tránh tình trạng lợi dụng thông tin này để đẩy giá đất lên cao, tạo cơn sốt đất nền; ông Châu cho rằng phía chính quyền cần chủ động việc công bố thông tin để định hướng dư luận.
Đừng để bị gà mờ trong cơn sốt đất
Những cơn sốt đất ảo chớp nhoáng là cuộc chơi được những nhóm đầu cơ, cò đất tạo ra và nạn nhân thường là những người non kinh nghiệm, hay được ví von là “gà”. Vậy làm sao để không trở thành “gà”? Đầu năm 2021, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước được cả nước biết đến nhờ cơn sốt đất ăn theo thông tin Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao lại Sân bay quân sự Téc-ních để Bình Phước nghiên cứu lập quy hoạch Sân bay lưỡng dụng với quy mô 500ha. Chưa rõ thực hư ra sao nhưng cũng như các cơn sốt đất trước, một “mô típ” quen thuộc lại tái diễn. Dòng người, xe cộ tấp nập từ khắp nơi đổ về, giá đất từ vài chục, trăm triệu bỗng chốc thành tỉ, rồi chục tỉ trong vài ngày.
Gần đây, nhiều địa phương thực hiện việc điều chỉnh tăng bảng giá đất lên 15-20% so với những năm trước. Động thái này khiến nhiều ý kiến cho rằng giá cơn sốt đất nền sẽ tiếp tục được đẩy lên mặt bằng mới; hơn nữa gánh nặng sẽ đè lên vai doanh nghiệp và người có nhu cầu nhà; ở trong trong bối cảnh nền kinh tế còn chưa phục hồi do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Khung giá đất, bảng giá đất tăng tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà đất tăng. Khi đó, những người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp tại đô thị; sẽ khó sở hữu nhà ở hơn, bởi tại các dự án bất động sản nhà ở; tiền đất thường chiếm 10 -14% giá thành. Đặc biệt giá đất dự án sẽ bị đẩy lên cao, đồng thời tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp; các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI.
Làm sao để tìm lối thoát cho 61 dự án bất động sản đang “mắc kẹt”?
Trên địa bàn Tp.HCM hiện có khoảng 61 dự án bất động sản đang bị “mắc kẹt” do vướng mắc thủ tục pháp lý. Quá trình này kéo dài gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp; ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bất động sản như: dự án chung cư Cô Giang (Quận 1), dự án 151 – 155 Bến Vân Đồn, 7 dự án tại quận Phú Nhuận,; dự án 30,2ha tại phường Bình Khánh của Tập đoàn Novaland, dự án nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc (quận Bình Tân) của Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành; dự án 44,49ha (tên thương mại là Dragon City),…
Thông qua qua quá trình rà soát hiện có 2 dự án bị trùng; 3 trường hợp không phải là hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư; và 1 đã chuyển tổ công tác đầu tư xử lý. Còn 56 dự án còn lại, có 17 dự án đã trình báo cáo thẩm định đề nghị UBND Tp.HCM ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; 18 dự án chưa nhận được ý kiến của các Sở ngành; 20 dự án đã yêu cầu bổ sung hồ sơ nhưng chưa nhận được và 1 dự án nhà đầu tư đã rút hồ sơ.
Đề xuất làm sân bay tại Cần Giờ liệu có khả thi?
Cần Giờ có tiềm năng để phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái nhờ hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn. Thế nhưng, hàng chục năm qua huyện đảo duy nhất của Tp.HCM vẫn chưa thể trở mình như kỳ vọng. Theo báo cáo của huyện Cần Giờ, địa phương này có tổng diện tích tự nhiên 70.421ha; chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn Tp.HCM, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109ha; chiếm 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850ha, bằng 32% diện đất toàn huyện.
Sau sốt đất là lo sốt vó; Chuyển 5 huyện thành quận: cần cung cấp lộ trình để tránh đầu cơ, thổi giá đất; để không thành “Gà” trong cơn sốt đất; gỡ khó cho 61 dự án bất động sản đang “mắc kẹt”;.. hiện đang được xem là những thông tin nóng trong tuần qua; được zax.com.vn liên tục cập nhật và gửi đến bạn đọc.
Nguồn: cafeland.vn