Ôn lại 7 bài học ý nghĩa từ những bộ phim kinh điển

Ôn lại 7 bài học ý nghĩa từ những bộ phim kinh điển

Đã bao giờ bạn ngồi lại và nghĩ về tất cả những ý nghĩa bài học cuộc sống đáng ngạc nhiên từ những bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em hay chưa. Từ hãng phim Dream Works, Walt Disney hay Pixar cho đến Ghibli? Ẩn đằng sau loạt phim hoạt hình đình đám là những thông điệp sống sâu sắc dành cho tất cả mọi người. Những chi tiết cài cắm trong phim để lại cho chúng ta những bài học không ngời tới. Những ý nghĩa đó giúp chúng ta nhìn lại mình; cuộc sống xung quanh và trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh những tiếng cười thư giãn, giải trí còn là những phong cách sống, triết lý nhân sinh tuyệt vời mà các nhà biên kịch khéo léo đưa vào. Ai trong chúng ta cũng từng xem đi xem lại một bộ phim yêu thích; lại ngẫm thấy một ý nghĩa khác biệt bất ngờ. Hãy cùng ôn lại 7 bài học ý nghĩa từ những bộ phim kinh điển từ các hãng phim trên toàn thế giới nhé.

Toy Story – Trân trọng những người bạn ở bên cạnh mình

Toy Story bài học ý nghĩa

Nhiều bộ phim từng “nhân cách hóa” đồ chơi nhưng có lẽ không có tác phẩm nào sâu sắc và cuốn hút như Toy Story. Câu chuyện đồ chơi là bộ phim hoạt hình máy tính của Mỹ. Bộ phim ra mắt vào năm 1995. Do xưởng phim hoạt hình Pixar sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Tình yêu mà những món đồ chơi dành cho chủ là to lớn và vô điều kiện. Trong suốt 4 phần phim, anh chàng cao bồi Woody không ít lần bị “thất sủng”; nhưng điều đó không ngăn cản Woody ở bên chăm sóc, yêu thương những đứa trẻ của anh. Bộ phim cũng dạy trẻ em phải đối xử tốt với những người bạn xung quanh mìn; dù họ chỉ là món đồ chơi vô tri vô giác.

Spirited Away – Tiền không mua được tất cả

vùng đất linh hồn bài học ý nghĩa

Gần 20 năm đã trôi qua; nhưng Spirited Away vĩnh viễn là một kiệt tác của điện ảnh thế giới. Tác phẩm ly kì, huyền ảo và có phần rùng rợn của Ghibli Studios có rất nhiều lớp ý nghĩa mà cho đến tận ngày nay; người ta vẫn còn phải tranh luận về nó. Tuy nhiên, có một thông điệp được cài cắm ngay từ khi phim mở màn; là vật chất của cải không mua được tất cả mọi thứ trên đời. Cha mẹ Chihiro rất hồn nhiên ăn uống trong vùng đất linh hồn; vì họ tự tin mình có đủ nhiều tiền trong ví. Nhưng từng ấy tài sản vẫn không ngăn được việc họ bị biến thành lợn. Thử nghĩ mà xem, nếu khi ấy họ thông minh và tế nhị mà quay về; có lẽ chẳng ai bị kẹt ở vùng đất linh hồn!

UP! – Hạnh phúc là khi biết cách buông bỏ

UP! bài học ý nghĩa

Mỗi khi nghĩ đến một tình yêu ấm áp, chân thành và bất diệt, chúng ta lại nhớ đến UP!. Bộ phim chỉ mất 10 phút để xây dựng nên một chuyện tình quá đẹp; dù cái kết của nó thật sự đau lòng. Sau khi vợ mất, ông Carl bị kẹt ở quá khứ; trong căn nhà cũ và ước mơ dang dở. Hành trình của ông Carl đến thác thiên đường chính là hành trình buông bỏ nỗi đau; mất mát và dũng cảm bước tiếp. Thật may mắn vì Carl đã gặp được cậu bé Russell; người giúp ông hoàn thành ước mơ và cũng khiến ông mỉm cười trở lại.

WALL-E – Con người phải có trách nhiệm với thiên nhiên

WALL-E bài học ý nghĩa

WALL-E (tên tiếng việt là Rô bốt biết yêu)  là một bộ phim hoạt hình đồ họa vi tính, thể loại khoa học viễn tưởng và lãng mạn. Do Pixar Animation Studios sản xuất năm 2008. Nội dung phim kể về WALL·E; một chú rôbốt được thiết kế chuyên xử lý rác thải trên Trái Đất. Tình cờ một ngày nọ, WALL·E gặp được rô bốt EVE. Sau đó nảy sinh tình cảm, chú quyết định theo chân nàng phiêu lưu vào không gian. Bộ phim vẽ nên một tương lai u ám, khi Trái Đất chìm trong ô nhiễm và rác thải. Con người thay vì nỗ lực cứu lấy hành tinh, đã bỏ đi nơi mình sinh ra và “chạy trốn” ra bên ngoài vũ trụ. Tại đây, con người vẫn giữ thói lười biếng và hưởng thụ, dẫn đến cả một thế hệ béo phì và không thể bước đi. Nhờ ngọn cây nhỏ mà WALL-E tìm thấy, con người đã thức tỉnh và quay trở lại Trái Đất để cứu lấy hành tinh.

Ratatouille – Vĩ nhân không hỏi xuất thân

chú chuột đầu bếp

Ratatouille là bộ phim mà mọi tín đồ yêu bếp đều từng xem vài lần. Phim mang đến một câu chuyện khá châm biếm, khi vị đầu bếp giỏi nhất của một nhà hàng sang trọng lại là một con chuột. Bài phê bình ẩm thực của Anton Ego ở cuối phim thực sự làm người xem rơi nước mắt: “Trước đây, tôi không giấu giếm sự khinh miệt của mình đối với phương châm nổi tiếng của Đầu bếp Gusteau: Bất cứ ai cũng có thể nấu ăn. Nhưng tôi nhận ra, chỉ đến bây giờ tôi mới thực sự hiểu ý anh. Không phải ai cũng có thể trở thành một nghệ sĩ vĩ đại, nhưng một nghệ sĩ vĩ đại có thể đến từ bất cứ đâu”.

Zootopia – Đừng để định kiến che mờ đôi mắt

Zootopia bài học ý nghĩa

So với nhiều phim hoạt hình gần đây của Disney, Zootopia hay và sâu sắc đến ngỡ ngàng. Mượn câu chuyện loài vật, Zootopia vạch trần những mặt tối của xã hội hiện đại, khi con người đánh giá, xét nét nhau bởi định kiến và vẻ bề ngoài. Cáo thì tinh ranh, xảo quyệt, thỏ sẽ ngốc nghếch, yếu đuối, thú ăn mồi thì hung dữ, tàn bạo… Tuy nhiên, sự thật chẳng hề như vậy. Cách duy nhất để thế giới hòa hợp, yên bình là mỗi người trong xã hội phải được đối xử công bằng, bất kể quốc tịch, màu da, sắc tộc.

Finding Nemo – Cho con cái không gian để trưởng thành

nemo

Finding Nemo chắc chắn là bộ phim có mở đầu kinh hoàng nhất của Fixar. Khi đó vợ và các con của chú cá hề Marlin bị cá mập nuốt chửng. Chính vì vậy, Marlin càng thêm yêu thương; và bao bọc cho đứa con duy nhất còn sống sót – Nemo. Nhưng Marlin càng cấm đoán, Nemo càng tò mò về thế giới bên ngoài. Điều này khiến Nemo bị con người bắt và Marlin phải vượt cả đại dương để tìm con. Sau hành trình đầy sóng gió; Marlin hiểu ra cách tốt nhất để bảo vệ Nemo là phải để con trang bị đủ kiến thức về xã hội. Các ông bố bà mẹ chắc chắn sẽ tìm được sự đồng cảm từ bộ phim này.

Nguồn: kenh14.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *