Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho bà mẹ bỉm sữa

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho bà mẹ bỉm sữa

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong vòng 1 giờ sau sinh nên cho trẻ bú sớm và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; sau đó cho trẻ bắt đầu ăn bổ sung thức ăn khác từ khi được tròn 6 tháng; kết hợp song song với bú sữa mẹ tới khi trẻ được 24 tháng tuổi.

Trong giai đoạn sau sinh và cho con bú’ chế độ dinh dưỡng của người mẹ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bà mẹ có đủ nguồn sữa chất lượng nuôi con. Vì vậy, các bà mẹ sau khi sinh cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; kết hợp đồng thời vận động với nghỉ ngơi  và thoải mái trong tâm lý.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của người mẹ mới sinh nở và đang nuôi con bú khá cao; thậm chí cao hơn so với thời kỳ đang mang thai ít nhiều vì bà mẹ mất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng qua việc mất máu khi chuyển dạ và để sản xuất sữa non; sữa nuôi con ngay sau khi sinh. Dưới đây là danh sách tổng hợp những lời khuyên từ chuyên gia dành cho những sản phụ mới sinh; làm thế nào để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo tốt cho cả mẹ và bé.

Chế độ ăn đa dạng hằng ngày

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé; chế độ ăn của bà bầu cần được cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng và nhiều năng lượng. Nhu cầu năng lượng mẹ đang cho con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất. Trong 3 tháng đầu sau khi sinh; năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 calo tương đương với 3 chén cơm mỗi ngày.

Chế độ ăn của bà bầu cần được cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng và nhiều năng lượng

Mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa gồm: 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Những món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh và nấu chín nên được ưu tiên. Hạn chế sử dụng các món nướng và chiên. Tuyết đối không ăn món chế biến tái và sống. Đồng thời khi ăn mẹ cũng cần nhai kỹ thực phẩm cho dễ tiêu.

Nhóm thực phẩm nên sử dụng thường xuyên

Bữa ăn của bà mẹ đang nuôi con bú nên đa dạng các loại thực phẩm với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: Đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để nạp vào cơ thể dưỡng chất cần thiết. Cụ thể là:

Chất đạm

Trong 6 tháng đầu sau sinh, tổng lượng đạm cần cung cấp cho phụ nữ đang cho con bú là 79g/ngày. Trong 6 tháng tiếp theo; tổng lượng chất đạm cần cung cấp là 73g/ngày. Về tỷ trọng, lượng đạm động vật nên chiếm trên 30% tổng protein tiêu thụ. 

Mẹ nên ăn nhiều thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ. Ăn nhiều loại đậu và hạt như: Đậu nành, đậu đen, đậu đỏ,… Đồng thời nên tăng cường uống sữa và ăn thêm trứng gà; yagourt trong khẩu phần ăn mỗi tuần.

Chất béo

Chất béo bao gồm dầu cá, các loại cá vùng biển lạnh, các loại hạt,...

Lượng chất béo cần cung cấp cho bà mẹ đang nuôi con bú nên chiếm 20 – 30% năng lượng khẩu phần. Các chất béo như EPD, DHA, n3, n6,… có nhiều trong dầu cá, một số loại cá mỡ, một số loại dầu thực vật,… được khuyến khích sử dụng vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của bé. Các mẹ nên dùng dầu thực vật để chế biến món ăn; hạn chế sử dụng mỡ động vật.

Chất bột đường

Cơm, cháo, mì sợi, phở,… là những món chứa nhiều tinh bột và đường rất tốt cho cơ thể mẹ sau khi sinh. Bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt, kem lạnh,… nên hạn chế.

Vitamin và chất xơ

Việc ăn nhiều các loại rau có lá xanh đậm và những củ quả có màu cam, đỏ sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin và khoáng chất. Điển hình như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang,… Rau không chỉ cung cấp nhiều vitamin’ mà còn giàu chất xơ giúp phòng chống táo bón rất tốt cho mẹ và bé.

Trong trái cây cũng chứa nhiều vitamin; tuy nhiên mẹ không nên ép lấy nước mà nên cắt nhỏ để ăn sẽ giúp dung nạp chất xơ trọn vẹn.

Chất sắt

Mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, mè, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh,…

Các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực,...

Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước hàng ngày( khoảng 2- 3 lít) vì nước cũng là thành phần chính tạo nên sữa cho bé bú. Ngoài nước lọc, nước khoáng mẹ có thể bổ sung nước bằng cách uống sữa, ăn trái cây. Tuy nhiên khi uống sữa nên chọn những loại có nhiều can-xi để tốt cho quá trình phát triển xương của bé. Hạn chế uống nhiều vào ban đêm để tránh đi vệ sinh nhiều lần.

Những thực phẩm cần tránh

Trong suốt thời gian cho con bú; mẹ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa hằng ngày. Bởi vì khi cho con bú, các loại thực phẩm người mẹ ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé. Nếu trẻ có những dấu hiệu lạ sau khi mẹ ăn thực phẩm mới; mẹ cần xem xét lại thực đơn của mình và loại bỏ ngay những thực phẩm liên quan đến vấn đề này.

Một số thực phẩm mẹ nên tránh trong mỗi bữa ăn:

Gia vị

Những loại gia vị có độ nồng, mùi hăng cao như hành và tỏi là mẹ tuyệt đối không nên sử dụng; vì sẽ ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ; làm bé có thể bỏ bú hoặc khiến dạ dày bé khó chịu.

Thức ăn nhanh

Các thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán,… thường có hàm lượng calo cao mà lại ít chất dinh dưỡng; nên mẹ cần hạn chế sử dụng. Đồng thời lượng dầu mỡ có nhiều trong các loại thực ăn này còn có thể gây ra những vấn đề đối với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

Đồ uống có chứa cafein

Những thực uống như cà phê, trà xanh,… sẽ giúp mẹ tỉnh táo và giảm căng thẳng nhờ chất cafein. Tuy nhiên mẹ chỉ uống lượng nhỏ thôi. Nếu uống nhiều có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh. Mẹ nên thay bằng ca cao nóng sẽ giúp ngủ ngon và tốt hệ tiêu hóa của mẹ lẫn bé.

Đồ uống có cồn

Những thức uống có cồn luôn là thực phẩm tuyệt đối không nên sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai lẫn sau khi sinh vì nó ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Nếu phải sử dụng thì mẹ phải ngưng cho con bú tối thiểu 2 giờ; để những độ cồn được bào thải ra khỏi cơ thể mẹ, không còn trong sữa.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh không nên chủ động bổ sung thực phẩm ăn kiêng; vì trong giai đoạn này mẹ sẽ cần nhiều calo hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con.

Các loại cá có chứa thủy ngân

Cá kiếm, cá mập, cá ngừ,… có chứa nhiều thủy ngân; có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ; gây ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của bé.

Đồng thời, người mẹ sau khi ăn một loại thực phẩm nào cũng nên theo dõi phản ứng của bé; vì có thể chúng khiến bé dị ứng với các biểu hiện như bú kém, tiêu chảy, khó tiêu, nổi mẩn đỏ, sưng mắt, sưng môi, chảy nước mũi, nôn trớ,… Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm sữa bò, thịt bò, trứng, sò, tôm, cua,…

Thông qua bài viết trên, zax hy vọng có thể giúp[ các mẹ bỉm sữa thiết lập một chế độ dinh dưỡng sau sinh khoa học để có đầy đủ sữa nuôi con, giúp mẹ có đủ năng lượng để chăm con và giúp bé có sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Nguồn: Marrybaby.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *